rút tiền đối với doanh nghiệp đã bị chuyển nhượng

Chị Quỳnh có thắc mắc như sau:

Kính gửi anh/chị, Nhờ anh/chị tư vấn giúp tôi trường hợp sau: khách hàng la Cty A có mở tài khoản tại NH của chúng tôi, sau 1 thời gian khách hành không giao dịch, nay chủ tài khoản cu đến yêu cầu rút tiền và đóng tài khoản; Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thì được biết Cty A này đã được chuyển nhượng cho chủ sơ hữu mới, tất cả các giây tờ pháp lý và con dấu đã thay đổi, con dấu cũ đã nộp lại cho công an nhưng khách hàng chưa làm thủ tục thay đổi tại NH chúng tôi. Như vậy, trong trường hợp này, NH của chúng tôi có được phép thực hiện yêu cầu rút tiền và đóng tk của cty A hay không?Nếu được thì phải cần giấy tờ gì cho hợp lệ và ai sẽ là người thụ hưởng hợp pháp của số tiền này? Xin cảm ơn!

Luật sư giải đáp như sau:

Bộ Luật Dân sự có quy định tại điều 86: chỉ người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân được quyền nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự, do vậy, nếu bạn có thông tin chắc chắn rằng công ty A đã thay đổi người đại diện theo pháp luật (mặc dù công ty này chưa có thông báo chính thức tới ngân hàng của bạn) thì bạn có quyền không thực hiện yêu cầu trên với lý do tại thời điểm yêu cầu người này không còn là đại diện hợp pháp của công ty A nữa.

Trường hợp người này đưa ra được những bằng chứng là các tài liệu, văn bản mà theo đó, thống nhất về mặt thông tin rằng, chủ sở hữu công ty đã thay đổi, người đại diện đã thay đổi nhưng người này vẫn được công ty A cho phép liên hệ với ngân hàng để tất toán tài khoản thì cần phải có giấy ủy quyền hợp lệ của người đại diện theo pháp luật hiện tại của công ty A khi thực hiện. Căn cứ vào các văn bản của công ty A xác định người thụ hưởng số tiền trong tài khoản Ngân hàng bạn sẽ thực hiện theo những văn bản này. Mặc dầu vậy, để chắc chắn các thông tin, tài liệu trên là thực, bạn nên liên hệ với công ty A để xác quyết thông tin trước khi tiến hành.

Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

Thân chúc bạn sức khỏe.

Trân trọng./.

Luật sư 2 giải đáp:

1. Trường hợp này, công ty thay đổi chủ sở hữu, pháp nhân làm việc với ngân hàng vẫn như cũ.

2. Khi thay đổi chủ sở hữu, thường là bên cũ sẽ phải bàn giao lại cho bên mới, đăng ký kinh doanh, con dấu, đăng ký mẫu dấu, chứng nhận đăng ký thuế (nếu có) .

3. Về nguyên tắc, Ngân hàng chỉ quan tâm là hồ sơ hợp lệ và đầy đủ trình tự theo quy định là Ngân hàng cho rút tiền, đóng tài khoản. Việc thông báo thay đổi đại diện hay các thông tin tài khoản là nghĩa vụ doanh nghiệp phải thông báo với Ngân hàng.

Trường hợp 1: Bàn giao hết, người cũ đến Ngân hàng tay không để yêu cầu rút tiền và đóng tài khoản => chắc chắn Ngân hàng không thực hiện giao dịch.

Trường hợp 2: Người cũ đến giao dịch, có đủ giấy tờ có đóng dấu, ký tên theo quy định => chia làm 2 tình huống:

Tình huống 1: Ngân hàng không biết đã có sự thay đổi chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật => Xuất tiền bình thường (Không đặt ra nữa, vì ngân hàng đã biết... chuyển tình huống 2);

Tình huống 2: Ngân hàng đã biết các thông tin thay đổi và có đủ chứng cứ cho rằng ngân hàng đã biết thông tin doanh nghiệp đã thay đổi: ở tình huống này, ngân hàng nên liên hệ lại với doanh nghiệp cũ để thẩm định lại thông tin (tránh kiện tụng, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và quan hệ với doanh nghiệp).

Ngay tại tình huống 2, Ngân hàng vẫn có thể xuất tiền và đóng tài khoản (nếu Ngân hàng có quy định về việc thay đổi thông tin mà doanh nghiệp không thực hiện và/hoặc Doanh nghiệp khó có thể chứng minh là Ngân hàng có biết hay không)

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo