Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó. Trách nhiệm luôn là một gánh nặng nhưng nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình phát triển. Người sống có trách nhiệm sẽ được người khác tôn trọng và sẽ dễ dàng đạt được thành công. Trong bất kỳ lĩnh vực nào, trách nhiệm luôn là điều được quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo thông tin về Rủi ro pháp lý là gì? Đặc điểm và ví dụ về rủi ro pháp lý?

1. Rủi ro pháp lý là gì?
Khi nhắc tới rủi ro pháp lý chúng ta có thể hiểu đây là các rủi ro sự thay đổi trong luật pháp hay các quy định mới mà chính phủ đưa ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng một hay một số chứng khoán, hoạt động kinh doanh, ngành hay một thị trường. Việc thay đổi luật hay các quy định do chính phủ hoặc cơ quan quản lí đưa ra có thể làm tăng chi phí vận hành của các công ty, giảm sức hấp dẫn của khoản đầu tư hoặc thay đổi cục diện cạnh tranh trên thị trường.
2. Đặc điểm và ví dụ về rủi ro pháp lý:
Rủi ro pháp lý khác nhau đối với các chủ thế kinh tế khác nhau trên thị trường, theo đó chúng tôi xin đưa ra một số đặc điểm của rủi ro pháp lý có thể gặp phải như sau:
– Các tổ chức tài chính phải đối mặt với rủi ro pháp lý liên quan đến các yêu cầu về vốn, dịch vụ và sản phẩm mà họ được phép kinh doanh và phải tuân theo các quy định công bố thông tin.
– Các nhà đầu tư mà các nhà môi giới chứng khoán đối mặt với rủi ro pháp lý liên quan đến sự thay đổi về số tiền kí quĩ mà tài khoản đầu tư có thể có.
Trường hợp nếu các yêu cầu kí quĩ được thắt chặt, tác động trên thị trường chứng khoán có thể là đáng kể do tính chất bắt buộc các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu kí quĩ mới hoặc bán bớt các vị thế kĩ quĩ của họ. Ví dụ về rủi ro pháp lý:
Những công ty cung cấp các tiện ích được có rất nhiều quy định về cách vận hành bao gồm chất lượng cơ sở hạ tầng và thiết bị máy móc cũng như số tiền tối đa có thể thu từ khách hàng. Vì lí do này, các công ty này phải đối mặt với rủi ro pháp lý có thể phát sinh từ các sự kiện làm thay đổi mức giá của họ khiến cho việc điều hành công ty trở nên khó khăn hơn. Ở Mỹ loại rủi ro sẽ được công ty báo cáo hồ sơ hàng năm (hay hồ sơ 10-K). Hồ sơ 10-K có một mục về các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Các yếu tố rủi ro pháp lý thường bao gồm các yếu tố cụ thể như:
– Bất ổn chính trị
– Hạn chế pháp lý và quy định
– Luật môi trường và an toàn sản phẩm địa phương
– quy định thuế
– Luật lao động địa phương
– Chính sách thương mại
– quy định tiền tệ.
Rủi ro pháp lý khác với các loại rủi ro khác ở phạm vi, mức độ thiệt hại và thời gian tồn tại của nó. Đầu tiên chúng ta phải lưu ý là rủi ro pháp lý thường có phạm vi rất rộng. Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp tham gia vào rất nhiều mối quan hệ, do đó rủi ro có thể đến từ các chủ thể có quan hệ với doanh nghiệp.
3. Ví dụ về rủi ro pháp lý
Ví dụ: rủi ro đến từ cơ quan quản lý nhà nước – chủ thể có quyền ban hành các quyết định hành chính và có sẵn bộ máy để cưỡng chế thực hiện quyết định này; từ các hành động pháp lý của đối tác – chủ thể có quyền hành động hoặc không hành động dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên; rủi ro đến từ các hành vi cố ý, vô ý hoặc bất cẩn của cán bộ quản lý và người lao động của doanh nghiệp. Tiếp theo là vè các mức độ thiệt hại do rủi ro pháp lý gây ra khó xác định bởi vì khi rủi ro pháp lý xảy ra, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu các chế tài pháp lý.
Ví dụ: doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ phải đăng ký chất lượng với Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ, đăng ký cơ sở sản xuất kinh doanh để được cấp mã số kinh doanh của FDA. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp Việt Nam có khó khăn trong việc nắm bắt quy định, trình tự, thủ tục xin cấp mã số FDA (quy định giám sát dộ an toàn những sản phẩm thuộc danh mục quản lý lưu ý lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ), ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Ví dụ, hoạt động sản xuất và xuất khẩu khẩu trang y tế sang thị trường Mỹ rất “hot” trong suốt thời gian vừa qua, khi tình hình dịch Covid 19 tại Mỹ đang diễn ra rất phức tạp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ lỡ thực hiện nhiều đơn đặt hàng lớn nhập khẩu khẩu trang y tế từ các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ do không có được hoặc có chậm mã số FDA, theo đó không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, chất lượng và môi trường của Hoa Kỳ.
Trên đây là nội dung Rủi ro pháp lý là gì? Đặc điểm và ví dụ về rủi ro pháp lý? Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung trên. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận