Rủi ro khi nhận thế chấp quyền đòi nợ

Thế chấp quyền đòi nợ là một loại hình giao dịch đảm bảo trong hợp đồng tín dụng. Hiện nay, thế chấp quyền đòi nợ ngày càng được sử dụng rộng rãi; tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ quy định pháp luật về loại hình này, từ đó rất dễ gặp rủi ro khi nhận thế chấp quyền đòi nợ. Bài viết này, ACC sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về rủi ro khi nhận thế chấp quyền đòi nợ để tránh được các sai lầm khi thực hiện thế chấp quyền đòi nợ.

Rủi ro khi nhận thế chấp quyền đòi nợ

Rủi ro khi nhận thế chấp quyền đòi nợ

I. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS)
  • Nghị định 163/2006/NĐ-CP
  • Thông tư 200/2014/TT-BTC
  • Nghị định 11/2012/NĐ-CP

II. Thế chấp quyền đòi nợ là gì

1. Quyền đòi nợ là gì ?

Căn cứ Điều 115, BLDS 2015 về quyền tài sản:

"Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác."

Có thể thấy, quyền đòi nợ là một quyền tài sản là một loại quyền tài sản thuộc "quyền tài sản khác"; vì thế quyền đòi nợ cũng được coi là một loại tài sản theo quy định tại Điều 105, BLDS 2015 về tài sản: "Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.".

Vì vậy, quyền đòi nợ có thể xác định là đối tượng sử dụng trong hợp đồng mua bán giữa các bên. Căn cứ Điều 450, BLDS 2015, quy định về mua bán quyền tài sản như sau:

"1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.

2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả."

Như vậy, có thể hiểu Quyền đòi nợ là quyền yêu cầu trả nợ và được phép chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao quyền yêu cầu.

Ngoài ra quyền đòi nợ còn được đem thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác trong hệ thống các văn bản pháp luật về Đăng ký giao dịch bảo đảm.

2. Thế chấp quyền đòi nợ

Vì là một loại tài sản, nền quyền đòi nợ cũng có thể được đem thế chấp, tuân thủ các quy định pháp luật từ Điều 317 đến Điều 327, BLDS 2015:

"Điều 317. Thế chấp tài sản 

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp."

Thế chấp quyền đòi nợ có thể hiểu là việc một bên dùng quyền đòi nợ của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Theo Điều 22, Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về thế chấp quyền đòi nợ:

"1. Bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ.

2. Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho mình khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

b) Cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ, nếu bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu.

3. Bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Thanh toán cho bên nhận thế chấp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Yêu cầu bên nhận thế chấp cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ; nếu không cung cấp thông tin thì có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp."

Như vậy, quyền đòi nợ có thể được thế chấp theo quy định pháp luật, tuy nhiên cơ sở pháp lý vẫn có nhiều điểm chưa rõ ràng, rất dễ xảy ra tranh chấp giữa các bên. Từ đó dẫn đến nhiều rủi ro khi nhận thế chấp quyền đòi nợ.

III. Rủi ro khi nhận thế chấp quyền đòi nợ

1. Xung đột lợi ích với bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ

Khoản 4, Điều 22, Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định về thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và bên nhận thế chấp quyền đòi nợ. Theo đó: "Trong trường hợp quyền đòi nợ được chuyển giao theo quy định tại Bộ luật Dân sự thì thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được xác định theo thời điểm đăng ký các giao dịch đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền."

Như vậy, quyền ưu tiên thanh toán quyền đòi nợ được trao cho bên đăng ký trước giao dịch đã được xác lập đối với quyền đòi nợ. Điều này là trái với tinh thần của Bộ luật dân sự khi mà các quy định trong BLDS đều gián tiếp quy định bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền ưu tiên thanh toán đối với tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ.

Đây là một rủi ro khi nhận thế chấp quyền đòi nợ, vì rất dễ xảy ra tranh chấp quyền thanh toán giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và bên nhận thế chấp quyền đòi nợ. Và khi có tranh chấp, cũng khó để xác định quyền thanh toán với quyền đòi nợ giữa các bên..

2. Xung đột lợi ích trong giao dịch thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba

Rủi ro khi nhận thế chấp quyền đòi nợ

Rủi ro khi nhận thế chấp quyền đòi nợ

Bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ có quyền ủy quyền nghĩa vụ cho người thứ ba. Căn cứ Điều 283, BLDS 2015:

"Điều 283. Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba

Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ."

Nếu giao dịch thế chấp quyền đòi nợ thực hiện nghĩa vụ thông qua bên thứ ba được xác lập sau thời điểm giao kết, đăng ký giao dịch thế chấp quyền đòi nợ và hoàn tất việc thông báo cho bên có nghĩa vụ trả nợ; thì hiển nhiên bên có quyền trong giao dịch thế chấp quyền đòi nợ (bên nhận thế chấp quyền đòi nợ) đơn thuần chỉ là một chủ nợ không có bảo đảm trong khi bên nhận chuyển giao thế chấp quyền đòi nợ là chủ nợ có bảo đảm đối với tài sản là quyền đòi nợ đó. Vì thế quyền của bên nhận chuyển giao thế chấp quyền đòi nợ được đặt lên trên quyền của bên có quyền trong giao dịch thế chấp quyền đòi nợ thực hiện nghĩa vụ thông qua bên thứ ba.

3. Tranh chấp giữa các bên cùng nhận thế chấp quyền đòi nợ

Theo quy định tại Bộ luật dân sự, thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận thế chấp quyền đòi nợ được xác định theo thứ tự đăng ký giao dịch thế chấp và nếu như các giao dịch này không được đăng ký thì theo thứ tự xác lập chúng.

Quy định này vẫn chưa khả thi và đem lại rủi ro khi nhận thế chấp quyền đòi nợ. Ví dụ: nếu sau khi thế chấp quyền đòi nợ để bảo đảm cho khoản vay A, bên thế chấp lại dùng chính quyền đòi nợ này để bảo đảm cho một khoản vay B, dù giao dịch thế chấp quyền đòi nợ thứ nhất đã được đăng ký, nếu các bên còn chưa thông báo với bên có nghĩa vụ trả nợ hay không muốn thông báo ngay vì một số lý do nhất định, thì vẫn có thể xảy ra trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ thực hiện việc thanh toán quyền đòi nợ cho bên nhận thế chấp thứ hai là bên đã thực hiện việc thông báo. Nguyên nhân là do bên có nghĩa vụ trả nợ không biết việc xác lập giao dịch thế chấp quyền đòi nợ thứ nhất.

Giải pháp cho vấn đề này là quy định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận thế chấp một quyền đòi nợ cần được xác định trên cơ sở thứ tự thông báo cho bên có nghĩa vụ trả nợ chứ không phải trên cơ sở thứ tự đăng ký hay xác lập giao dịch bảo đảm như hiện nay.

4. Tranh chấp giữa các chủ nợ khác

Trên thực tế, một số chủ nợ khác của bên thế chấp quyền đòi nợ (bên nhận thế chấp) cũng có thể có xung đột lợi ích với bên nhận thế chấp quyền đòi nợ như cơ quan thuế, kho bạc, người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội,... Hiện nay, các quy định trong Bộ luật dân sự cũng như các văn bản hướng dẫn có liên quan vẫn còn bỏ ngỏ vấn đề thứ tự ưu tiên giữa bên nhận thế chấp quyền đòi nợ nói riêng (và rộng ra là các chủ nợ có bảo đảm) và các chủ thể này. Dẫn đến khi xảy ra tranh chấp giữa các chủ nợ, rất khó để giải quyết và một số chủ nợ có thể tận dụng lỗ hổng này để được ưu tiên thanh toán quyền đòi nợ.

Trên đây là toàn bộ nội dung về bài viết rủi ro khi nhận thế chấp quyền đòi nợ của ACC cung cấp cho các bạn. Nếu trong quá trình tìm hiểu, bạn đọc còn thắc mắc về nội dung và cần hướng dẫn về thế chấp quyền đòi nợ, hãy liên hệ chúng tôi để được hướng dẫn, giải đáp thắc mắc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo