Rủi ro khi mở tiệm cầm đồ

Tiệm cầm đồ là một loại hình kinh doanh cho vay tiền bằng tài sản cầm cố. Đây là một loại hình kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận cao, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

I. Tiệm cầm đồ

1. Cầm đồ là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ thì: 

“Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.”

Như vậy, ta có thể hiểu cầm đồ là một loại hình kinh doanh có điều kiện, người cầm đồ mang tài sản thuộc sở hữu của mình đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để vay một khoản tiền nhất định. Tài sản cầm cố được chuyển giao cho bên nhận cầm đồ quản lý, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ.

2. Tiệm cầm đồ là gì? 

Có thể hiểu đơn giản "Tiệm cầm đồ" là một doanh nghiệp, cửa hàng hoặc công ty hoạt động trong lĩnh vực cầm cố tài sản của người vay để đổi lấy một khoản tiền vay. Người vay tiền cần phải đem tài sản có giá trị, chẳng hạn đồ đạc, kim cương, vàng, đồ trang sức, hoặc các đồ vật khác, đến tiệm cầm đồ để cầm cố tài sản này. Sau đó, người vay sẽ ký kết hợp đồng vay tiền với tiệm cầm đồ, trong đó quy định các điều khoản về khoản vay, lãi suất, thời gian vay và các điều kiện khác. Tài sản được cầm cố sẽ được giữ lại bởi tiệm cầm đồ trong thời gian hợp đồng vay còn hiệu lực. Người vay có thể đến trả lại khoản vay và lãi suất đã thỏa thuận để lấy lại tài sản của mình, hoặc tiệm cầm đồ có quyền đấu giá hoặc bán tài sản để thu hồi khoản vay và lãi suất nếu người vay không trả nợ đúng thời hạn.

II. Một số rủi ro khi mở tiệm cầm đồ

images-content-phap-ly-6-2

1. Những rủi ro về mặt pháp lý

  • Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Trên thực tế nhiều món hàng mà những người mang đi cầm thường có nguồn gốc không rõ ràng. Nếu chủ tiệm nhận những sản phẩm nhập lậu hoặc bị cấm thì sẽ vướng phải nhiều vấn đề. Không chỉ mất tiền mà người chủ còn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Cửa tiệm cầm đồ có thể sẽ đóng cửa và việc kinh doanh sẽ buộc bị ngừng. Do vậy các cá nhân, tổ chức nếu có ý định kinh doanh tiệm cầm đồ thì cầm phải thật sự tỉnh táo, cẩn trọng, đảm bảo nguồn gốc của hàng hoá và lưu ý về vấn đề này để tránh những trường hợp ngoài ý muốn mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Có thể vô tình tiếp tay cho tội phạm trộm cướp

Những tài sản mà những người đưa đi cầm có thể xuất phát từ những nguồn gốc như trộm cắp, cướp giật,…thông thường bọn chúng sẽ khó tìm chỗ để tẩu táng tài sản. Như vậy, với tiệm cầm đồ có thể là nơi mà chúng lựa chọn làm nơi tẩu táng tài sản mà có được bởi phạm pháp. Trong những trường hợp đó nếu chủ tiệm không làm ăn minh bạch, không hiểu rõ nguồn gốc mà vẫn tiếp nhận đồ trộm cắp, cướp giật thì sẽ vô tình là nơi tiêu thụ tài sản do phạm pháp mà có. Với trách nhiệm của một công dân thì khi phát hiện những trường hợp này bạn nên trình báo cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý cũng như tránh được những rủi ro cho chính mình.

2.2. Những rủi ro thường gặp

  • Có thể bị thất thoát tài sản, tiền bạc trong quá trình kinh doanh: Bên cạnh những rủi ro trên người chủ tiệm hay người quản lý tiệm cầm đồ còn có thể gặp phải nhiều rủi ro khi mở tiệm cầm đồ. Một trong số đó có thể là việc thất thoát tiền bạc. Việc quản lý không hiệu quả có thể khiến cho tài chính bị thâm hụt. Vấn đề này xảy ra có thể do nhân viên không trung thực, ăn cắp của chung. Hoặc việc quản lý thu chi có vấn đề, dùng tiền nhưng không kê khai. Nếu không thường xuyên kiểm tra, tổng kết thì rất có thể tài sản sẽ bị thất thoát. Theo thời gian, vốn của cửa tiệm sẽ bị thâm hụt và khó có duy trì hoạt động một cách bình thường…
  • Rất dễ bị lừa bởi những sản phẩm giả mà kẻ cướp và những người đi lựa đồ cố tình để người kinh doanh dịch vụ cầm đồ mắc vào vòng vây. Họ có thể đem nhũng tài sản giả mạo đến cửa hàng cầm đồ, trong khi đó chúng ta không biết đó là hàng giả. Vì thế khi cầm hàng với số tiền cao, sẽ rất dễ bị thất bại vì âm mưu của chúng đã thành công.
  • Dễ thua lỗ do quản lý thu chi không hiệu quả:  Một trong những điều quan trọng khi mở tiệm cầm đồ đó là phải nắm rõ tình hình kinh doanh của cửa tiệm nhằm tránh thất thoát. Để có thể quản lý kinh doanh cầm đồ một cách hiệu quả thì việc học cách mở tiệm cầm tài sản từ những người đi trước hoặc hợp tác mở dịch vụ kinh doanh cầm tài sản với những người đã có kinh nghiệm là vô cùng cần thiết, học cách lập sổ theo dõi kinh doanh cầm đồ hiệu quả.
  • Việc quản lý cửa hàng, quản lý nhân viên không hiệu quả cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Việc không có sự hiện diện thường xuyên tại cửa hàng cầm đồ dễ dẫn đến tình trạng thất thoát tài sản, tiền mặt do sự không cẩn thận hoặc gian lận của nhân viên cửa hàng. Do đó, việc quản lý cửa tiệm cầm đồ cần phải được thực hiện một cách chặt chẽ.
  • Việc thiếu tính minh bạch trong giao dịch cũng là một vấn đề đáng lưu ý trong lĩnh vực kinh doanh cầm đồ. Không ít trường hợp khách hàng không được cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện cầm đồ, phí lãi suất, thời hạn cầm, điều kiện rút đồ, dẫn đến việc khách hàng không hiểu rõ quy trình và có thể bị mất mát hoặc đánh mất quyền lợi trong quá trình giao dịch.
  • Bị khách hàng quỵt nợ: Khách hàng cầm đồ thường là những người có hoàn cảnh khó khăn, nên khả năng quỵt nợ là rất cao. Điều này có thể khiến chủ tiệm cầm đồ bị thiệt hại về tài chính.
  • Bị khách hàng đe dọa, khủng bố: Khách hàng cầm đồ có thể bị khủng hoảng về tài chính, dẫn đến hành vi đe dọa, khủng bố chủ tiệm cầm đồ để đòi tiền.

III. Một số biện pháp giảm thiểu rủi ro khi mở tiệm cầm đồ

images-content-phap-ly-8-1
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật: Chủ tiệm cầm đồ cần nắm rõ các quy định của pháp luật về kinh doanh cầm đồ để tránh vi phạm.
  • Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp: Địa điểm kinh doanh cần ở nơi an ninh, thuận tiện cho việc đi lại và giao dịch.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng tài sản cầm cố: Chủ tiệm cầm đồ cần kiểm tra kỹ lưỡng tài sản cầm cố để tránh bị mất cắp, hư hỏng hoặc bị khách hàng lấy lại mà không trả tiền.
  • Lập hợp đồng cầm cố rõ ràng: Hợp đồng cầm cố cần ghi rõ các thông tin về tài sản cầm cố, lãi suất, thời hạn thanh toán để tránh tranh chấp sau này.
  • Thu thập thông tin về khách hàng: Chủ tiệm cầm đồ cần thu thập thông tin về khách hàng để có thể đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
  • Xây dựng hệ thống an ninh chặt chẽ: Chủ tiệm cầm đồ cần xây dựng hệ thống an ninh chặt chẽ để bảo vệ tài sản của tiệm.

IV. Một số câu hỏi thường gặp 

1. Hợp đồng cầm cố cần ghi rõ những thông tin gì?

Hợp đồng cầm cố cần ghi rõ các thông tin về tài sản cầm cố, lãi suất, thời hạn thanh toán,... để tránh tranh chấp sau này.

2. Làm thế nào để thu thập thông tin về khách hàng?

Chủ tiệm cầm đồ cần thu thập thông tin về khách hàng như họ tên, địa chỉ, số điện thoại,... để có thể đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, chủ tiệm cầm đồ nên nắm rõ sổ quản lý kinh doanh dịch vụ cầm đồ để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

3. Làm thế nào để xây dựng hệ thống an ninh chặt chẽ?

Chủ tiệm cầm đồ cần lắp đặt hệ thống camera an ninh, hệ thống báo động,... để bảo vệ tài sản của tiệm.

Kết luận

Mở tiệm cầm đồ là một quyết định quan trọng, đòi hỏi chủ tiệm cần cân nhắc kỹ lưỡng các rủi ro tiềm ẩn. Chủ tiệm cần nắm rõ các quy định của pháp luật, lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp, xây dựng hệ thống an ninh chặt chẽ và thu thập thông tin về khách hàng để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (898 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo