Rủi ro hoạt động là gì? Quy định pháp luật về rủi ro hoạt động

Hiện nay bạn đọc có thể rơi vào những tình huống phải làm việc với những loại rủi ro khác nhau, theo đó, có một khái niệm gọi là Rủi ro hoạt động. Vậy Rủi ro hoạt động là gì? Quy định pháp luật về rủi ro hoạt động như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo thông tin qua bài viết sau đây:

Rui Ro La Gi

Rủi ro hoạt động là gì? Quy định pháp luật về rủi ro hoạt động

1. Khái niệm rủi ro

Rủi ro là một cách gọi về những việc không tốt lành và không tốt đẹp. Thuật ngữ này đề cập tới sự không chắc chắn trong hệ quả, tác động của một hành động bất kỳ có liên quan đến những thứ mà con người coi trọng. Rủi ro thông thường tập trung vào những hậu quả tiêu cực mà con người không mong muốn.

Có thể nói, rủi ro là một sự kiện tiêu cực không thể đoán trước được về khả năng xảy ra, thời gian và vị trí cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của chúng.

2. Rủi ro hoạt động là gì? Quy định pháp luật về rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động là một khái niệm liên quan đến hoạt động của ngân hàng.

Căn cứ quy định tại khoản 27 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN, rủi ro hoạt động được hiểu là rủi ro do những quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do những lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do những yếu tố bên ngoài gây nên, những điều này làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả rủi ro pháp lý).

Lưu ý: Rủi ro hoạt động không bao gồm:

- Rủi ro danh tiếng;

- Rủi ro chiến lược.

Điều 42 Thông tư 13/2018/TT-NHNN (sửa đổi tại Điều 2 Thông tư 40/2018/TT-NHNN) có quy định về việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro hoạt động. Cụ thể đó là:

  • Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nhận dạng đầy đủ rủi ro hoạt động trong tất cả những sản phẩm, hoạt động kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, hệ thống công nghệ thông tin và những hệ thống quản lý khác.
  • Việc nhận dạng rủi ro hoạt động được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
- Gian lận nội bộ do hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, vi phạm những chiến lược, chính sách và quy định nội bộ liên quan đến ít nhất một cá nhân của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả hành vi không đúng chức trách, nhiệm vụ, hành vi vượt thẩm quyền, trộm cắp, lợi dụng thông tin nội bộ để trục lợi);
- Gian lận bên ngoài do những hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản do đối tượng bên ngoài gây nên mà không có sự trợ giúp, cấu kết của cá nhân, bộ phận của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả hành vi trộm cắp, cướp, giả mạo thẻ ngân hàng, chứng từ ngân hàng, xâm nhập hệ thống công nghệ thông tin để chiếm đoạt dữ liệu, tiền);
- Chính sách về lao động, an toàn nơi làm việc không phù hợp hợp đồng lao động, quy định của pháp luật về lao động, bảo vệ sức khỏe và an toàn nơi làm việc;
- Vô ý vi phạm quy định liên quan đến khách hàng, quy trình cung cấp sản phẩm và đặc tính sản phẩm khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền đối với khách hàng (bao gồm cả hành vi vi phạm bảo mật thông tin khách hàng, vi phạm quy định về phòng chống rửa tiền, cung cấp sản phẩm dịch vụ trái quy định);
- Hư hỏng, mất mát tài sản, công cụ, thiết bị do những sự kiện bất khả kháng, tác động của con người và những sự kiện khác;
- Gián đoạn hoạt động kinh doanh do hệ thống công nghệ, thông tin gặp sự cố;
- Hạn chế, bất cập của quy trình giao dịch, kiểm soát giao dịch và quản lý giao dịch;
- Những trường hợp khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có công cụ đo lường rủi ro hoạt động thông qua việc lượng hóa tổn thất đối với những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này theo 06 nhóm hoạt động kinh doanh trên cơ sở áp dụng tối thiểu hai trong số những phương pháp sau đây:
- Sử dụng những phát hiện của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập;
- Thu thập và phân tích số liệu tổn thất nội bộ và bên ngoài để xác định tổn thất nội bộ và của toàn hệ thống ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Tự đánh giá kiểm soát rủi ro hoạt động để xác định hiệu quả của hoạt động kiểm soát đối với rủi ro hoạt động trước và sau khi kiểm soát;
- Sơ đồ hóa những quy trình nghiệp vụ  để xác định mức độ rủi ro hoạt động của từng quy trình nghiệp vụ, rủi ro hoạt động chung của những quy trình nghiệp vụ và mối liên hệ của những rủi ro này;
- Chỉ số kết quả kinh doanh và chỉ số rủi ro trọng yếu để theo dõi yếu tố tác động đến rủi ro hoạt động và xác định những hạn chế, tồn tại và tổn thất tiềm ẩn;
- Phân tích kịch bản để xác định nguồn phát sinh rủi ro hoạt động và những yêu cầu kiểm soát, giảm thiểu rủi ro hoạt động trong những kịch bản và sự kiện có thể xảy ra.
  • Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kiểm soát rủi ro hoạt động thông qua hoạt động kiểm soát quy định tại Điều 15 Thông tư này và những biện pháp khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp tổn thất thực tế vượt hạn mức rủi ro hoạt động, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có biện pháp tăng cường để kiểm soát, giảm thiểu rủi ro hoạt động đó trong tương lai.

3. Câu hỏi thường gặp

1. Rủi ro danh tiếng được nêu ở trên là gì?

Rủi ro danh tiếng là rủi ro hình thành từ việc khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư hoặc công chúng có phản ứng tiêu cực về uy tín của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Rủi ro chiến lược được nêu ở trên là gì?

Rủi ro chiến lược là rủi ro có thể hình thành từ việc ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hoặc không có chiến lược, chính sách ứng phó kịp thời trước những thay đổi môi trường kinh doanh làm giảm khả năng đạt được chiến lược kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

 

Việc tìm hiểu về rủi ro sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề khác xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên. Để hiểu rõ thêm về những loại rủi ro, mời bạn đọc tham khảo những bài viết sau: Các rủi ro trong đầu tư chứng khoán thường gặp là gì?, Rủi ro suy đoán là gì? - Luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Rủi ro hoạt động là gì? Quy định pháp luật về rủi ro hoạt động  gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo