Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mạng lưới của ngân hàng thương mại bao gồm các chi nhánh, văn phòng giao dịch, văn phòng đại diện và các đơn vị phi kinh doanh trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng có 100% vốn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. Và rủi ro tác nghiệp tồn tại trong hầu hết các bộ phận của ngân hàng có thực hiện nghiệp vụ giao dịch kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động chấp nhận rủi ro. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây mà ACC chia sẻ để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.
Rủi ro hoạt động của ngân hàng
1. Giới thiệu về rủi ro hoạt động của ngân hàng
Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Như vậy thì rủi ro hoạt động của ngân hàng là gì? Rủi ro hoạt động của ngân hàng bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về rủi ro hoạt động của ngân hàng. Để tìm hiểu hơn về rủi ro hoạt động của ngân hàng các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về rủi ro hoạt động của ngân hàng nhé.
2. Căn cứ pháp lý liên quan.
- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
- Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
- Thông tư 40/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
3. Rủi ro hoạt động của ngân hàng là gì?
Căn cứ theo quy định của Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành tại Khoản 27 Điều 2 về rủi ro hoạt động như sau:
- Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả rủi ro pháp lý). Rủi ro hoạt động không bao gồm:
- Rủi ro danh tiếng: là rủi ro do khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư hoặc công chúng có phản ứng tiêu cực về uy tín của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Rủi ro chiến lược: là rủi ro do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hoặc không có chiến lược, chính sách ứng phó kịp thời trước các thay đổi môi trường kinh doanh làm giảm khả năng đạt được chiến lược kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Quản lý rủi ro hoạt động là gì?
Quản lý rủi ro được hiểu là việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, nếu như trong quá trình hoạt động của ngân hàng quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả rủi ro pháp lý) thì việc quản lý rủi ro sẽ được thực hiện ngay từ bước ban đầu, từ lúc trước khi bắt đầu.
5. Quy định pháp luật về quản lý rủi ro hoạt động.
Trước hết để quản lý được rủi ro hoạt động, ngân hàng thương mại cần có chiến lược quản lý rủi ro hoạt động và hạn mức rủi ro hoạt động. Cụ thể như sau:
Chiến lược quản lý rủi ro hoạt động tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
- Nguyên tắc thực hiện quản lý rủi ro hoạt động;
- Nguyên tắc sử dụng hoạt động thuê ngoài, mua bảo hiểm, ứng dụng công nghệ;
- Các trường hợp phải có kế hoạch duy trì hoạt động liên tục tối thiểu bao gồm:
- Mất tài liệu, cơ sở dữ liệu quan trọng;
- Hệ thống công nghệ thông tin bị sự cố;
- Các sự kiện bất khả kháng (chiến tranh, thiên tai, cháy nổ...).
Hạn mức rủi ro hoạt động tối thiểu bao gồm các hạn mức sau đây:
- Hạn mức về mức độ tổn thất tài chính đối với từng trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 42 Thông tư này theo 06 nhóm hoạt động kinh doanh;
- Hạn mức về mức độ tổn thất phi tài chính (bao gồm cả uy tín, danh tiếng, phát sinh nghĩa vụ pháp lý).
6. Kết luận rủi ro hoạt động của ngân hàng.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về chức năng của rủi ro hoạt động của ngân hàng và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến rủi ro hoạt động của ngân hàng. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về rủi ro hoạt động của ngân hàng đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về rủi ro hoạt động của ngân hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận