Mọi doanh nghiệp hoạt động đều hướng tới mục tiêu tạo ra lợi thế cạnh tranh và đem lại giá trị tăng cho khách hàng. Trong quá trình thực thi thường có nhiều rủi ro làm ảnh hưởng chiến lược khách quan chủ quan. Các rủi ro trong doanh nghiệp này nên được nhận dạng và lên kế hoạch phòng ngừa. Vậy, Rủi ro doanh nghiệp là gì?
Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Rủi ro doanh nghiệp là gì? (Cập nhật 2023) - Luật ACC để cùng giải đáp các thắc mắc.
Xem thêm: Rủi ro suy đoán là gì?
1. Rủi ro doanh nghiệp là gì?
Rủi ro doanh nghiệp là các sự kiện có khả năng làm cho doanh nghiệp bị thiệt hại hoặc thực tế đã gây nhiều thiệt hại về mặt lợi ích.
Rủi ro doanh nghiệp tiếng Anh là corporate risk.
2. Các loại rủi ro trong doanh nghiệp
Các loại rủi ro trong doanh nghiệp gồm:
- Rủi ro chủ quan
Là các rủi ro do con người tạo nên. Nguyên nhân chủ do sai lầm của ông chủ, người quản lý, người lao động.
Rủi ro chủ quan thường xuất hiện ở hai lĩnh vực quản lý nguồn lực và ký kết hợp đồng. Lộ bí mật kinh doanh cũng là một rủi ro.
- Rủi ro khách hàng
Là rủi ro được gây ra bởi các sự kiện không thuộc tầm kiểm soát của cả người quản lý và người lao động. Nguyên nhân thường là bất khả kháng, sự thay đổi chính sách, biến động thị trường.
- Rủi ro tài chính
Là loại thường gặp trong doanh nghiệp, liên quan đến tài sản doanh nghiệp. Bao gồm các rủi ro lợi nhuận, vốn đầu tư, tiền lương…
- Rủi ro nhân lực
Là các rủi ro phát sinh từ sự bất đồng trong các mối quan hệ trong nội bộ, nhất là ở các vị trí quản lý.
- Rủi ro năng suất
Năng suất ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu hàng năm, sự phát triển của doanh nghiệp. Việc không duy trì hay tăng năng suất sẽ là một rủi ro kìm hãm sự phát triển.
- Rủi ro thương hiệu
Thương hiệu là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp. Qua thương hiệu biết được uy tính cũng như năng lực của doanh nghiệp. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là một vấn đề cấp thiết. Phải kiểm tra giữ gìn khi chuyển giao. Phải cảnh báo khi có nguy cơ xâm hại.
- Rủi ro bên trong
Là rủi ro tác động trực tiếp đến hoạt động nội bộ của doanh nghiệp như tổ chức quản lý, chiến lược, tài chính, nhân lực. Nguyên nhân gây ra do năng lực quản lý yếu kém.
- Rủi ro bên ngoài
Thường là bất khả kháng, rủi ro pháp lý, thị trường. Nguyên nhân chủ yếu do môi trường kinh doanh bị biến động và hậu quả của việc ký kết hợp đồng.
- Rủi ro xa
Xuất hiện từ sự bất ổn trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với bên ngoài như Quan hệ với nhà cung cấp; Khách hàng; Người lao động; Cơ quan quản lý; Cộng đồng,…
Xem thêm: Rủi ro loại trừ trong doanh nghiệp
3. Nhận biết rủi ro doanh nghiệp
Thường dùng các phương pháp phân tích và đánh giá các đối tượng chịu ảnh hưởng bao gồm tài chính, nhân lực, thương hiệu…
- Khả năng xảy ra rủi ro
Thường xuyên: luôn xuất hiện cùng với các sự kiện có ảnh hưởng tiêu cực. Nghĩa là không tránh khỏi khi có sự kiện đó.
Thỉnh thoảng: xuất hiện nhiều lần cùng với sự xuất hiện của sự kiện có ảnh hưởng tiêu cực.
Hiếm khi: ít xuất hiện mặc dù có sự xuất hiện của sự kiện tiêu cực.
- Mức độ nghiêm trọng.
Thảm khốc: thiệt hại lớn làm đảo lộn chiến lược kinh doanh, thay đổi hệ thống quản lý
Nghiêm trọng: có khả năng thiệt hại lớn làm thay đổi chiến lược kinh doanh hoặc quản lý
Ít: có khả năng làm giảm lợi nhuận
Không đáng kể: rất ít khả năng ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
- Quy trình quản lý rủi ro
Thiết lập phạm vi rủi ro
Nhận dạng rủi ro
Đánh giá rủi ro
Chọn phương án xử lý rủi ro
Lập kế hoạch quản lý rủi ro
Thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro
Rà soát lại kế hoạch quản lý rủi ro.
4. Câu hỏi thường gặp
- Rủi ro kinh doanh là gì?
Rủi ro trong kinh doanh có thể được định nghĩa là tổng mức thiệt hại về vốn đầu tư, tài chính, thi trường,…mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy có nhiều những loại rủi ro khác nhau nhưng chủ yếu các doanh nghiệp sẽ mắc phải các rủi ro về tài chính và các thực trạng hoạt động kinh doanh hiện nay.
- Rủi ro do thị trường là gì?
Rủi ro về thị trường là một trong nhưng loại rủi ro trong kinh doanh thể hiện tình trạng thị trường không có người tham gia mua bán. Ví dụ điển hình đó là tìm trạng thị trường bất động sản bị đóng băng một thời gian dài, nhà kinh doanh không thể bán một căn nhà nào là chuyện thường thấy và họ phải chấp nhận rủi ro này.
- Rủi ro về vốn là gì?
Rủi ro về vốn thường xuất hiện trong trường hợp khi bạn đầu tư vào cổ phiếu hoặc góp một phần vốn của mình vào công ty. Nếu công ty đó đang có xu hướng phát triển thì dĩ nhiên bạn sẽ thu về cho mình một khoản lợi nhuận đáng kể theo tỉ lệ đóng góp ban đầu.
Thế nhưng ngược lại, nếu công ty có dấu hiệu thua lỗ thì số vốn của bạn cũng sẽ bị tác động không nhỏ, thậm chí là bạn có thể mất luôn số vốn đầu tư này. Và việc cần quan tâm lúc nào của bạn chính là tìm cách để cắt đi khoản lỗ sao thấp nhất có thể.
Trên đây là nội dung về Rủi ro doanh nghiệp là gì? (Cập nhật 2023) - Luật ACC mà ACC cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nếu có thắc mắc, vui lòng truy cập website https://accgroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận