Mặc dù chứng khoán phái sinh là một kênh đầu tư hữu ích và hiệu quả cho nhà đầu tư, họ có thể lường trước được tốc độ thị trường và những thay đổi nhanh chóng để tăng lợi nhuận nếu nhận được hỗ trợ tài chính kịp thời. Tuy nhiên, tất cả điều này đi kèm với rủi ro lớn. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ đề cập đến một số rủi ro chứng khoán phái sinh và cách khắc phục.
1. Chứng khoán phái sinh là gì ?
Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở.
Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán, chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại, v,v.. hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, v.v.
2. Chứng khoán phái sinh đang giao dịch tại thị trường Việt Nam
Hiện nay, chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại chính:
Hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại.
Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
Hợp đồng quyền chọn: Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.
Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.
Trong đó, hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể là hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu VN30.
3. Rủi ro chứng khoán phái sinh
Thứ nhất, chứng khoán phái sinh với đặc tính giá biến động lớn và nhanh do tỷ lệ đòn bẩy cao, khoảng 6 lần, do đó nhà đầu tư khi tham gia cần nắm vững kiến thức cũng như chuẩn bị tâm lý để tránh mua/bán quá nhiều trong ngày theo biến động giá và dẫn đến thua lỗ.
Thứ hai, khi giao dịch phái sinh nhà đầu tư chỉ ký quỹ một phần nên nếu trong phiên giá biến động ngược chiều với kỳ vọng thì nhà đầu tư cần phải bổ sung tiền ngay để tránh bị đóng bớt hợp đồng đang nắm giữ để đưa tài khoản về mức an toàn.
Thứ ba, qua những giai đoạn thị trường biến động dữ dội, tài khoản phái sinh có thể mất vốn trong tích tắc. Bởi đây là sản phẩm đầu tư có kỳ hạn và thanh toán chênh lệch trực tiếp bằng tiền mặt vào ngày đáo hạn nên nhà đầu tư dễ bị động vì sự thúc ép của yếu tố thời gian.
Thứ tư, rủi ro tín dụng. Việt Nam chưa có nhiều các tổ chức đánh giá tín nhiệm có độ tin cậy cao. Hiện mới có Trung tâm Đánh giá tín nhiệm Vietnamnet Ratings (CRV) thuộc Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC là tổ chức chuyên cung cấp cho thị trường các dịch vụ thu thập thông tin, đánh giá xếp hạng, định mức tín nhiệm của các tổ chức tài chính và xếp hạng doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp định mức tín nhiệm dựa trên cơ sở thống kê của CRV bắt buộc phải có kho dữ liệu lớn và có thời gian tích lũy thông tin lâu dài.
Thứ năm, tính minh bạch và độ tin cậy của báo cáo kế toán chưa cao. Hiện nay, chất lượng thông tin trong báo cáo tài chính có độ tin cậy thấp. Hàng năm, kết quả sau khi kiểm toán báo cáo tài chính cũng có những vấn đề sai lệch liên quan đến số liệu tài chính trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết.
Thứ sáu, rủi ro thanh toán. Hoạt động giao dịch, hoạt động niêm yết và giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Tuy nhiên, giao dịch trên thị trường Việt Nam chỉ có một số mã cổ phiếu lớn là giao dịch sôi động, còn lại phần đông có khối lượng giao dịch khá thấp. Thực trạng này khiến cho hiện tượng các mã không có giao dịch trong một phiên thường xuyên xảy ra
Thứ bảy, rủi ro hoạt động. Nhiều số liệu trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết đã có sự sai lệch trước và sau kiểm toán
4. Cách khắc phục rủi ro
Một là, các tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh buộc phải có bộ phận quản lý rủi ro tín dụng độc lập, có thiết lập hạn mức tín dụng... Bộ phận này chịu trách nhiệm phân tích các rủi ro tín dụng đối tác tiềm năng và theo dõi các giới hạn hạn mức tín dụng.
Hai là, thông tin phải được công bố công khai và kịp thời. Thông tin kế toán phải đáp ứng các tiêu chuẩn và dễ dàng tiếp cận đối với các bên tham gia thị trường. Bổ sung và hài hòa dữ liệu thị trường để các thành viên tham gia thị trường có thể theo dõi: Giá cả, khối lượng, lượng tín dụng được sử dụng, hiệu quả đầu tư, theo dõi rủi ro tiềm ẩn hàng ngày ... làm giảm khả năng xảy ra rủi ro thị trường.
Ba là, quyết định và quản lý phải tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa phát triển khu vực tài chính, đổi mới và bảo vệ sự an ninh và ổn định của khu vực tài chính trong hệ thống tài chính của đất nước. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, các bên tham gia thị trường, các chuyên gia kế toán…
Bốn là, thay đổi nhận thức của nhà đầu tư thông qua việc giáo dục pháp luật đối với nhà đầu tư muốn tham gia thị trường như: Tổ chức các lớp chuyên đề bắt buộc, cấp chứng chỉ cho các nhà đầu tư đã hoàn thành khóa học... Việc phổ cập, cung cấp kiến thức cho các thành phần tham gia thị trường cũng giúp họ có thể quản lý rủi ro cho mình thông qua việc hiểu được mức độ rủi ro, đánh giá rủi ro tín dụng, các mô hình quản lý, lợi nhuận và thiệt hại tiềm năng…
Năm là, nhanh chóng ban hành các quy định liên quan đến việc thiết lập các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, báo cáo tài chính thuyết minh, báo cáo tài chính có sử dụng công cụ phái sinh và giá trị hợp lý để phản ánh trên kế thừa các chuẩn mực của kế toán quốc tế. Nâng cao và phát huy hơn nữa vai trò của kiểm toán viên nội bộ trong việc kiềm chế những rủi ro phức tạp liên quan đến công cụ tài chính…
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về vấn đề “Rủi ro chứng khoán phái sinh và cách khắc phục”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận