Lãnh hải là vùng biển nằm tiếp liền với vùng nội thủy có chiều rộng do quốc gia ven biển tự quy định nhưng tối đa không được vượt quá 12 hải Iý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu về ranh giới ngoài của lãnh hải chính thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Khái niệm về lãnh hải
Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thuỷ và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Chủ quyền trên lãnh hải không phải là tuyệt đối như trên các vùng nước nội thủy, do sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài ttong lãnh hải.
Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng một cách hoàn toàn và riêng biệt đến vùng ười trên lãnh hải cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này. Trong vùng trời bên trên lãnh hải không tồn tại quyền qua lại không gây hại cho các phương tiện bay.
Trong một thời gian dài, các quốc gia quy định bề rộng lãnh hải rất khác nhau. Công ước 1982 đã thống nhất quy định, quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.
2. Xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
Phù hợp với thực tiễn địa hình các quốc gia và luật quốc tế, khoa học luật quốc tế phổ biến hai phương pháp vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải:
- Đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải của một quốc gia chính là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển như được thể hiên trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận... Đối với các đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, phương pháp đường cơ sở thông thường cũng được áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh đúng đường bờ biển của các nước và hạn chế bớt sự mở rộng các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia. Hạn chế chủ yếu là rất khó áp dụng đối vớỉ các bờ biển khúc khuỷu, phức tạp.
- Đường cơ sở thẳng được xác định bằng phương pháp nối liền bằng các đoạn thẳng những điểm thích hợp có thể được lựa chọn ở những điểm ngoài cùng, nhô ra nhất của bờ biển, tại ngán nước triều thấp nhất. Trước khi được pháp điển hoá vào quy định điều ước quốc tế, đường cơ sở thẳng là quy định của luật tập quán quốc tế. Phán quyết năm 1951 của Toà án quốc tế trong vụ ngư trường Anh - Na Uy đã đưa ra các tiêu chuẩn vẽ đường cơ sở thẳng của Na Uy được luật quốc tế thừa nhận và được pháp điển hoá trong Điều 4 Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp và điều 7 Công ước luật biển 1982.
Cũng theo Công ước này, các điều kiện cần tuân thủ trong khi vạch đường cơ sở thẳng là tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển và các vùng biển ở bên ưong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức được đặt dưới chế độ nội thuỷ. Tuy nhiên, trong khi kẻ một số đoạn đường cơ sở thẳng theo Điều 7 §1, Công ước 1982, quốc gia ven biển có thể tính đến những lọi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng (Điều 7 §5). Với đường cơ sở thẳng, cần lưu ý đến việc lựa chọn những điểm xuất phát phải không được từ các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế; không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.
3. Quyền đi qua không gây hại
Theo truyền thống, qua lại không gây hại là một quyền mang tính tập quán (Vụ Các hành động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa (Nicaragoa/Mỹ) ngày 27 tháng 6 nam 1986, TAPLQT, Tuyển tập, 1986, §214, tr. 111). Quyền này được thừa nhận vì lợi ích phát triển, hợp tác, kinh tê' và hàng hải của cả cộng đồng cũng như của từng quốc gia.
Đi qua không gây hại được hiểu là việc đi qua nhưng không làm phương hại đến hoà bình, an ninh, trật tự hay lợi ích của quốc gia ven biển. Danh sách các hoạt động không liên quan đến việc đi qua mà tàu thuyền nước ngoài khi đi qua lãnh hải không được tiến hành được liệt kê tại Điều 19 của Công ước 1982. Các quốc gia ven biển không được phép đặt điều kiện cho các tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải cùa mình phải xin phép hoặc thông báo trước. Đi qua không gây hại tồn tại đồng thời với chủ quyền quốc gia ttong lãnh hải nhung không làm mất đi chủ quyền đố.
Quốc gia ven biển có quyền ấn định các tuyến đường, quy định việc phân chia các luồng giao thồng dành cho tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của mình. Các tuyến đường này được định ra phải phù hợp với các quy định của Công ước luật biển năm 1982 và luật quốc tế.
Trong trường hợp có vi phạm, đe dọa hoà bình an ninh, trật tự của quốc gia ven biển, quốc gia này hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền cùa mình, kể cả biện pháp tạm thời đình chỉ quyền đi qua không gây hại. Việc tạm thời đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo đúng thủ tục và trong thực hiện không có sự phân biệt đối xử gì về mặt pháp lý hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài.
Pháp luật Việt Nam cũng cho phép tàu thuyền nước ngoài khi thực hiên quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam khả nâng được dừng trú trong các trường hợp bất khả kháng hay các sự cố hàng hải ảnh hường đến an toàn hàng hải và tính mạng của hành khách.
4. Quyền tài phán trong lãnh hải
Khi thực hiên quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia khác, tàu thuyền nước ngoài phải tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển về quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của họ. Các tàu quân sự và các tàu khác của nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại được hưởng quyền miễn trừ tài phán hình sự và tài phán dân sự nhưng các quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm trước các vi phạm do chứng gây ra trong lãnh hải của quốc gia ven biển.
Mặc dù Công ước luật biển 1982 không quy định quyền tài phán hình sự của quốc gia ven biển đối với một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó. đi qua lãnh hải nhưng quốc gia ven biển có thể thực hiện quyền tài phán nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển; vụ vi phạm đó có tính chất phá hoại hoà bình, an ninh, trật tự của quốc gia ven biển; thuyền trưởng hay viên chức lãnh sự hoặc ngoại giao của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu; và biện pháp này là cần thiết để trấh áp việc buôn lậu chất ma tuý hay kích thích.
Ngoài ra, với mục đích bảo vệ quyền lợi an ninh của quốc gia ven biển, Công ước cũng trù định quyền cùa quốc gia ven biển áp dụng mọi biên pháp mà luật trong nước mình quy định nhằm tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm đối vởỉ con tàu nước ngoài đi qua lãnh hải, sau khi rời khỏi nội thuỷ. Ngược lại, đối với một vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu xuất phát từ một cảng nước ngoài, đi vào lãnh hải mà không đi vào nổi thuỷ thì quốc gia ven biển không can thiệp.
Quốc gia ven biển không được bắt tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại thay đổi hành trình của nó để thực hiên quyền tài phán dân sự của mình đối với một con người trên tàu đó nhưng quốc gia này lại có quyền áp dụng mọi biện pháp trừng phạt hay đảm bảo về mặt dân sự mà luật trong nước mình quy định đối với tàu nước ngoài đang đâu trong lãnh hải hay đi qua lãnh hải, sau khi rời khỏi nội thuỷ.
Trên đây là một số thông tin ranh giới ngoài của lãnh hải chính. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận