Quyết định thành lập tổ công tác thư viện năm 2024

Từ thực trạng chung của ngành và tình hình thực tế của thư viện trường công tác, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc cán bộ thư viện biết cách cộng tác với đội ngũ giáo viên và ngay chính học sinh thông qua tổ công tác thư viện là góp phần quan trọng cho sự thành công của các hoạt động thư viện. Cán bộ thư viện chính là người trực tiếp tham mưu với lãnh đạo nhà trường về nhân sự của tổ công tác. Đây là khâu quan trọng, đòi hỏi sự nhạy bén, khéo léo của người thủ thư. Bởi lẽ, càng thu hút được nhiều cá nhân có năng lực, nhiệt huyết cùng tham gia tổ công tác thì hiệu quả hoạt động càng cao.

Bài viết sau đây, Luật ACC xin chia sẻ đến quý khách hàng về Quyết định thành lập tổ công tác thư viện năm 2023:

1 Hs đọc Sách Tại Thư Viện

Quyết định thành lập tổ công tác thư viện

1. Tổ công tác thư viện là gì?

Tổ công tác thư viện là lực lượng hỗ trợ đắc lực để thư viện thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh đội ngũ cán bộ thư viện hạn chế mà chất lượng và số lượng nhu cầu tin của bạn đọc ngày càng gia tăng nhanh chóng.

2. Thành viên của tổ công tác

+ Lãnh đạo nhà trường phụ trách trực tiếp công tác thư viện
+ Giáo viên
Giáo viên của từng tổ bộ môn, giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi ...
Là bạn đọc thân thiết, có tâm huyết với sách, với các hoạt động thư viện.
+ Học sinh
Được giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên giới thiệu: khéo tay, có tính sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm.
Học sinh thuộc các đội tuyển học sinh giỏi.
Bạn đọc thân thiết, có lòng yêu thích với sách, năng nổ, nhiệt tình quan tâm đến các hoạt động thư viện.

3. Vai trò của tổ công tác thư viện

3.1. Tham gia vào quá trình xây dựng vốn tài liệu

Hàng năm, trước khi lập kế hoạch bổ sung tài liệu, ngoài việc căn cứ vào các loại thư mục, mục lục giới thiệu sách của Nhà xuất bản Giáo dục và một số nhà xuất bản khác, cán bộ thư viện nên nhờ sự tham vấn của đội ngũ cộng tác viên trong từng tổ bộ môn.
Cụ thể, tổ công tác thư viện tham gia cuộc họp nhằm khảo sát, đóng góp ý kiến cho kế hoạch, nội dung của đợt bổ sung. Từ tìm hiểu, nghiên cứu của cá nhân, họ sẽ tư vấn, giới thiệu những tựa sách hay, có giá trị, mang tính cập nhật cao. Bên cạnh đó, một số cộng tác viên cũng đề xuất những mảng sách còn hạn chế về số lượng, hoặc chưa phong phú về đầu sách để thư viện có kế hoạch bổ sung. Qua đó, giúp cán bộ thư viện cập nhật những vấn đề chung về kế hoạch giảng dạy, bồi dưỡng của các tổ chuyên môn, sâu sát đến nhu cầu đọc và nghiên cứu của từng giáo viên; có cái nhìn tổng quát và khách quan hơn trong công tác bổ sung tài liệu. Góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng vốn tài liệu của thư viện trường.
Đặc biệt, tổ công tác còn có thể được khuyến khích trực tiếp tham gia “đi chợ” sách cùng với cán bộ thư viện. Với tâm thế được đi chọn sách cho mình, mỗi giáo viên và học sinh sẽ luôn cảm thấy có trách nhiệm hơn với mỗi tựa sách mình chọn mua, tăng thêm lòng yêu thích và hứng thú đọc sách .

3.2. Hỗ trợ cán bộ thư viện trong công tác tuyên truyền, giới thiệu sách và các  hoạt động ngoại khóa khác

Tuyên truyền, giới thiệu sách là một khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng trong công tác thư viện trường học. Chính vì thế sách được giới thiệu phải được nhiều người quan tâm, có tính thời sự, có giá trị cao… như vậy mới có thể thu hút được bạn đọc tìm đọc và nâng cao kiến thức của mình. Ở một số thư viện, hoạt động điểm sách, giới thiệu sách thường được tổ chức trong các buổi sinh hoạt dưới cờ. Thiết nghĩ, hoạt động này nên được đầu tư, đổi mới để hấp dẫn và bổ ích, tránh sự nhàm chán.

Trong buổi sinh hoạt thường kì của tổ công tác hàng tháng, cán bộ thư viện thảo luận cùng với các thành viên trong tổ công tác để chọn chủ đề chính của tháng. Các chủ đề có thể được chọn từ nội dung chương trình ôn tập, chủ điểm giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Tùy vào chủ đề mà các thành viên trong tổ sẽ được phân công nhiệm vụ theo chuyên môn và năng lực. Sau khi chọn đủ các tựa sách cần thiết, giáo viên và nhóm học sinh phụ trách sẽ viết bài, tìm tư liệu, hình ảnh liên quan, video, nhạc... làm powerpoint, thậm chí tùy thuộc theo chủ đề có thể kết hợp minh họa bằng kịch ngắn, tiểu phẩm ...
Hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách sinh động thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, các buổi ngoại khóa hấp dẫn; các sản phẩm báo tường, báo bảng mới lạ, thú vị và đạt được hiệu ứng tốt, thu hút bạn đọc đến với thư viện cần đòi hỏi sự nỗ lực, sáng tạo của cán bộ thư viện và cả tổ công tác.

3.3. Tham gia công tác thư mục

Thư mục là công cụ rất cần thiết phục vụ cho nhu cầu tìm tin của bạn đọc về một chủ đề cụ thể một cách nhanh chóng và kịp thời nhất. Công tác thư mục luôn được các thư viện chú trọng nhằm phục vụ các nội dung giáo dục trong nhà trường theo hướng chuyên sâu, đạt hiệu quả cao. Công tác thư mục đòi hỏi đầu tư thời gian, công sức và chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, cán bộ thư viện rất cần sự hỗ trợ của đội ngũ cộng tác viên.

Cán bộ thư viện căn cứ kế hoạch thư viện hàng năm, vốn tài liệu mới được bổ sung, tình hình kinh tế, chính trị xã hội đang được quan tâm để gợi ý đề tài hoặc thảo luận với tổ công tác để chọn đề tài thư mục phù hợp với nhu cầu của bạn đọc nhà trường. Sau khi định đề tài, cán bộ thư viện cung cấp tài liệu cho cộng tác viên, đồng thời xác định phạm vi tài liệu cộng tác viên có thể khai thác thêm từ những nguồn khác. Vai trò của người cán bộ thư viện rất quan trọng trong khâu định hướng, thiết kế, phân công công việc hợp lí, giải quyết các công đoạn đúng nghiệp vụ và hoàn thiện thư mục. Công việc của tổ cộng tác cũng mang tính quyết định trong quá trình biên soạn, kiểm tra sửa chữa, góp ý về hình thức lẫn nội dung của thư mục. Phát huy lợi thế về chuyên môn của giáo viên, các thư mục được biên soạn sẽ được nâng cao đáng kể về chất lượng, hình thức; sâu sát kế hoạch, chương trình dạy - học của nhà trường. Mặt khác, nhờ sự linh hoạt, sáng tạo của học sinh, các thư mục lại gần gũi, thân thiện với bạn đọc.

3.4. Hỗ trợ cán bộ thư viện trong công tác xử lí kĩ thuật tài liệu

Sử dụng nguồn lực của nhóm cộng tác viên là  học sinh trong các khâu xử lí kĩ thuật tài liệu, dán nhãn, bao bọc, phục hồi sách hư, cũ và sáng tạo, trang trí các góc hoạt động trong thư viện. Thành viên tổ công tác là học sinh thể hiện khả năng nhạy bén trong công việc, cùng với sự năng động của mình, các em có thể đóng góp những ý tưởng hay, có giá trị giúp các hoạt động thư viện ngày càng thân thiện, hiệu quả và được bạn đọc yêu thích.

Mạng lưới cộng tác viên học sinh không chỉ giảm một khối lượng công việc đáng kể cho người thủ thư, thúc đẩy tiến độ các quy trình nghiệp vụ mà còn giúp các em hiểu biết thêm về công tác thư viện, giáo dục tinh thần tự giác trong việc giữ gìn sách báo thư viện, từ đó nhân rộng trên học sinh toàn trường.

Thiết lập được sự cộng tác tốt với tổ công tác, cán bộ thư viện sẽ có một môi trường làm việc thuận lợi hơn. Công tác này đưa giáo viên và học sinh tham gia vào các hoạt động của thư viện, từ đó chia sẻ, cảm thông với thư viện như chính người “trong cuộc”. Họ sẽ trở thành tiếng nói, kênh tuyên truyền, giáo dục thư viện hiệu quả và chân thực nhất. Tổ công tác gồm các thành viên thuộc nhiều tổ chuyên môn, có hiểu biết và kinh nghiệm vững vàng sẽ hỗ trợ đắc lực cho cán bộ thư viện, thúc đẩy thư viện nhà trường ngày càng phát triển, góp phần định hướng đọc cho học sinh toàn trường.

4. Quyết định thành lập tổ công tác thư viện

Sau đây, là Quyết định thành lập tổ công tác thư viện năm 2022 tại Trường tiểu học Bến Súc. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo:

PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾN SÚC                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
          Số:   33 /QĐ-THBS                                   Thanh Tuyền, ngày   21  tháng 9  năm 2021

 QUYẾT ĐỊNH


                     Về việc thành lập Tổ cộng tác Thư viện năm học 2021-2022

               HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾN SÚC


            Căn cứ Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/02/2010; Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 về việc ban hành Điều lệ Trường tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
          Căn cứ Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 về Ban hành quy định tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
         Căn cứ Kế hoạch năm học 2020-2021 của Trường tiểu học Bến Súc;
         Căn cứ vào tình hình thực tế đơn vị;
         Theo đề nghị của cán bộ thư viện.


   QUYẾT ĐỊNH


          Điều 1. Thành lập Tổ cộng tác viên Thư viện năm học 2020-2021 gồm các thành viên có tên. Danh sách kèm theo.
          Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký đến khi kết thúc năm học.
          Cán bộ phụ trách thư viện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện từ đầu năm học, tham mưu với Tổ trưởng để củng cố, phát triển thư viện nhà trường. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong tổ tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh trong trường.
          Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên do Tổ trưởng phân công.
         Điều 3. Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các thành viên có tên tại điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (t/hiện);
- Website trường;
- Lưu VT, V3.
      HIỆU TRƯỞNG
            ( Đã ký)       Lê Văn Hòa

 DANH SÁCH THÀNH VIÊN CỘNG TÁC VIÊN THƯ VIỆN

   NĂM HỌC: 2021 - 2022
( Kèm theo Quyết định số  33   /QĐ - THBS ngày  21   tháng  9  năm 2021  của Hiệu trưởng)

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NHIỆM VỤ
1 Nguyễn Thanh Sơn P. Hiệu trưởng Tổ trưởng
2 Dương Thị Trúc Linh Nhân viên thư viện Tổ phó
3 Biện Trung Nguyên P. CTCĐ Tổ viên
4 Trần Thị Thanh Trúc BT ĐTN Tổ viên
5 Nguyễn Thị Việt Hằng T PTĐ Tổ viên
6 Nguyễn Thị Hồng Huệ Y tế Tổ viên
7 Trần Minh Thống 4A Tổ viên
8 Ngô Đức Tiến 4B Tổ viên
9 Lê Thị Kim Ngân 4C Tổ viên
10 Lâm Hồ Ái Như 4D Tổ viên
11 Nguyễn Ngọc Kim Sang 4E Tổ viên
12 Nguyễn Thị Kim Ngân 4F Tổ viên
13 Nguyễn Thu Thảo 5A Tổ viên
14 Lê Trần Nguyễn Phương Đan 5B Tổ viên
15 Phạm Thị Hạnh Tiên 5C Tổ viên
16 Nguyễn Thị Kiều Mi 5D Tổ viên
17 Nguyễn Huỳnh Chi 5E Tổ viên

                                      Tổng cộng danh sách có 17 người
Cán bộ thư viện chính là người tiên phong và là chất xúc tác của cộng đồng thư viện nhà trường. Có thể khẳng định rằng có vận động và phát huy tốt được vai trò của tổ công tác thư viện hay không phụ thuộc vào tầm nhìn, sự nghiêm túc, khéo léo và nhanh nhạy của người thủ thư.

Để làm được điều đó cán bộ thư viện cần không ngừng nâng cao trình độ và kĩ năng nghề nghiệp để trở thành “hoa tiêu”, nhân tố quyết định trong mọi hoạt động của tổ công tác thư viện nói riêng, công tác thư viện trường học nói chung. Nếu làm được như vậy, thư viện  mới thực sự góp phần tích cực cho học sinh và giáo viên trong các hoạt động giảng dạy và học tập mang tính tương hỗ trong một môi trường học tập sáng tạo và năng động. Như vậy, với những nội dung trên mà Luật ACC chia sẻ đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn phần nào về Quyết định thành lập tổ công tác thư viện

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (535 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo