Quyết định thành lập hội đồng kỷ luật mới nhất 2023
1. Các hành vi bị xử lý kỷ luật
Căn cứ Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi bị xử lý kỷ luật như sau:
"Điều 6. Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác."
2. Quy định pháp luật về hội đồng kỷ luật công chức
Căn cứ Điều 27 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về hội đồng kỷ luật công chức như sau:
"Điều 27. Hội đồng kỷ luật công chức
1. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
a) Hội đồng kỷ luật họp khi có từ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
b) Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín.
c) Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản, trong đó thể hiện rõ ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.
d) Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật
a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất hình thức kỷ luật.
b) Đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng.
Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại."
Như vậy Hội đồng kỷ luật công chức được cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập khi nhận được báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm chậm nhất là 05 ngày làm việc.
3. Quyết định thành lập hội đồng kỷ luật công
Hội đồng kỷ luật công ty là do doanh nghiệp lập ra để xem xét, xử lí các trường hợp vi phạm kỉ luật theo nội quy của doanh nghiệp.
Mẫu quyết định thành lập hội đồng kỷ luật công ty là mẫu văn bản quyết định được lập ra để quyết định về việc thành lập hội đồng kỷ luật. Mẫu nêu rõ nội dung quyết định, thông tin về hội đồng kỷ luật…
4. Quyết định thành lập hội đồng kỷ luật mới nhất 2023
Sau đây, ACC xin cung cấp mẫu quyết định thành lập hội đồng kỷ luật công ty như sau:
CÔNG TY Số:…………./……….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc … , ngày……tháng….. năm 20… |
QUYẾT ĐỊNH
(V/v: thành lập Hội đồng kỷ luật)
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
-Căn cứ Bộ Luật Lao Động ngày 20 tháng 11 năm 2019
-Căn cứ vào Nội quy lao động năm 20… của Công ty ………………………………………
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập hội đồng kỷ luật Công ty , để giúp việc cho Tổng Giám Đốc trong việc tổ chức xem xét, đánh giá mức độ vi phạm của cá nhân trong toàn Công ty.
Điều 2: Thành phần Hội đồng kỷ luật của Công ty gồm có:
1 …………………………………………………………………………………………..
2 …………………………………………………………………………………………….
3 ……………………………………………………………………………………..
Điều 3: Các thành viên trong Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ thực hiện xét xử kỷ luật của nhân viên theo Nội quy công ty, Quy chế thi đua khen thưởng – kỷ luật và các quy định của Luật Lao động.
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký, các ông ( bà) có tên ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: – Như điều 4 (để thực hiện); – HĐTV (để báo cáo); – Lưu HCNS. |
Tổng Giám đốc (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Quyết định thành lập hội đồng kỷ luật mới nhất 2023. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận