Mẫu Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu [Chi tiết 2024]

Trong quá trình tham gia đấu thầu, có một số trường hợp cần phải chỉ định thầu mà pháp luật quy định. Khi tiến hành chỉ định thầu, quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu thì người đứng đầu có quyền phê duyệt kết quả chỉ định thầu và phải ra quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu. Vậy quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào? Câu trả lời sẽ được ACC giải đáp qua bài viết dưới đây!

quyet-dinh-phe-duyet-ket-qua-chi-dinh-thau

Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu (Cập nhật 2023)

1. Cơ sở pháp lý về quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu

Cơ sở pháp lý về quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu quy định tại:

- Luật đấu thầu 2013

- Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

- Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết việc lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

2. Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu là gì?

Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu là kết quả được ban hành khi người đứng đầu cơ quan ra quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu.

Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu nêu rõ thông tin về gói thầu, tên nhà thầu được chỉ định, địa chỉ, giá trị chỉ định thầu, hình thức hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng, nội dung của quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu.

3. Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu để làm gì?

Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu là văn bản được dùng để quyết định về việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu. Theo đó, pháp luật quy định về thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu thì hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu cần phải được thẩm định theo quy định của pháp luật và việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu, bên cạnh đó nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu. Quy trình chỉ định thầu thông thường sẽ bao gồm các bước Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu, trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu, Hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

4. Mẫu quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu

UBND TỈNH ………………..

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …………../QĐ-SGD&ĐT ….., ngày…tháng…năm…

QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt kết quả chỉ định thầu ……….(1)………….

GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ……(2)……..;
Căn cứ………(2)……….;
Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Kế hoạch và Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kết quả chỉ định thầu với các nội dung sau:
1. Gói thầu: ……..(1)………
2. Tên nhà thầu được chỉ định thầu: …………….(3)………..
Địa chỉ: ……….(4)……………
3. Giá trị chỉ định thầu: …………..(5)……………
(Bằng chữ: ………..(6)………………).
4. Hình thức hợp đồng: …………………(7)…..
5. Thời gian thực hiện hợp đồng: ………………(8)…..
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Sở, Chánh Thanh tra Sở; Trưởng phòng Kế hoạch –Tài chính, Trưởng các phòng, ban liên quan của Sở và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– …(9)…;
– Lưu: VT, (10).
GIÁM ĐỐC (11)
(Chữ ký, dấu)Họ và tên

5. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu
(1) Tên, nội dung gói thầu.
(2) Các căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định.
(3) Tên nhà thầu.
(4) Địa chỉ nhà thầu.
(5) Số tiền được chỉ định thầu.
(6) Số tiền được chỉ định thầu viết bằng chữ.
(7) một phần, trọn gói…
(8) Số ngày để thực hiện xong hợp đồng.
(9) Các cơ quan để báo cáo, phối hợp, biết.
(10) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần)
(11) Nếu người ký văn bản là Phó Giám đốc thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước, bên dưới ghi “PHÓ GIÁM ĐỐC”.

Câu hỏi thường gặp

Chỉ định thầu là gì?

Chỉ định thầu là một trong 7 hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định trong Luật Đấu thầu 2013, do thủ tục lựa chọn nhà thầu đơn giản và thời gian thực hiện ngắn nên nhiều chủ đầu tư mong muốn áp dụng hình thức này để đẩy nhanh tiến độ của gói thầu/dự án và giảm bớt rủi ro cho chủ đầu tư như: Có một nhà thầu tham gia nên gần như không có kiến nghị trong đấu thầu, sai sót khi tổ chức lựa chọn nhà thầu do thủ tục lựa chọn đơn giản, và một vài lý do cả khách quan và chủ quan khác nữa.

Hạn mức chỉ định thầu bao nhiêu?

Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu bao gồm:

- Gói thầu không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công;

- Gói thầu không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;

- Gói thầu không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

Các điều kiện nào để nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu?

+ Có hồ sơ đề xuất hợp lệ;

+ Có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu;

+ Có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu” (Cập nhật 2022) mà ACC gửi tới quý khách hàng. Trong đó, ACC gửi tặng quý khách hàng mẫu quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu và hướng dẫn viết. Nếu còn gì thắc mắc về lĩnh vực này, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (365 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo