Theo quy định của Luật xây dựng 2014, Báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư xây dựng được định nghĩa là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ.
Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng là việc làm vô cùng quan trọng. Bởi lẽ nếu báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng được phê duyệt sẽ là căn cứ để thực hiện đầu tư xây dựng dự án đó. Vậy cơ quan có thẩm quyền sử dụng Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật năm 2022. Bài viết dưới đây, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc mẫu quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật
1. Báo cáo kinh tế – kỹ thuật
Theo quy định của Luật xây dựng 2014, Báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư xây dựng được định nghĩa là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ. Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng được sử dụng để làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.
2. Các trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, các dự án đầu tư xây dựng sau đây phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng:
– Phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
– Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất) cũng phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;
– Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư).
3. Nội dung báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng
Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng phải bao gồm các nội dung sau đây:
– Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.
– Các nội dung khác như thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
4. Thẩm quyền thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, người đề nghị thẩm định có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. Cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng là người quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, việc thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng được thực hiện như sau: Người quyết định đầu tư giao cơ quan chuyên môn trực thuộc hoặc tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với tính chất, nội dung của dự án khi không có cơ quan chuyên môn trực thuộc làm cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. Người quyết định đầu tư được giao cơ quan chuyên môn về xây dựng làm cơ quan chủ trì thẩm định trong trường hợp có cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc.
Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự án, quyết định đầu tư. Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng được thực hiện theo quy định của Luật xây dựng.
5. Nội dụng quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng
Việc quyết định đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư xây dựng được thể hiện tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên dự án;
– Người quyết định đầu tư; Chủ đầu tư;
– Mục tiêu, quy mô đầu tư xây dựng;
– Tổ chức tư vấn lập Báo cáo Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổ chức lập khảo sát xây dựng (nếu có); tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở;
– Địa điểm xây dựng và diện tích đất sử dụng;
– Loại, nhóm dự án; loại, cấp công trình chính; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính;
– Số bước thiết kế, danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn;
– Tổng mức đầu tư; giá trị các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
– Tiến độ thực hiện dự án, phân kỳ đầu tư (nếu có), thời hạn hoạt động của dự án, (nếu có);
– Nguồn vốn đầu tư và dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án;
– Hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng;
– Yêu cầu về nguồn lực, khai thác sử dụng tài nguyên (nếu có); phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có);
– Trình tự đầu tư xây dựng đối với công trình bí mật nhà nước (nếu có);
– Các nội dung khác (nếu có).
Trong trường hợp, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt báo cáo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, cơ quan có thẩm quyền tham khảo Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật dưới đây:
CƠ QUAN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
——— |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——— |
Số: …../QĐ- | …, ngày ….tháng….năm…. |
QUYẾT ĐỊNH CỦA …..
V/v phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng
– Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014;
– Căn cứ Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 023 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
– Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (cơ quan phê duyệt)….;
Xét đề nghị của …. (Cơ quan, đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật)…tại Tờ trình số…. ngày…..;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên công trình:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập BCKTKT:
4. Chủ nhiệm lập BCKTKT:
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
7. Địa điểm xây dựng:
8. Diện tích sử dụng đất:
9. Phương án xây dựng :
10. Loại, cấp công trình:
11. Thiết bị công nghệ (nếu có):
12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
13. Tổng mức đầu tư:
Trong đó:
+ Chi phí xây dựng:
+ Chi phí thiết bị:
+ Chi phí quản lý dự án:
+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
+ Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
+ Chi phí khác:
+ Chi phí dự phòng:
14. Nguồn vốn đầu tư:
15. Hình thức quản lý dự án:
16. Thời gian thực hiện:
17. Các nội dung khác:
Điều 2: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2; – Lưu Vp. |
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Trên đây là Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật năm 2022 mà Luật ACC đã gửi đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo những thông tin trên website Công ty Luật ACC để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Nội dung bài viết:
Bình luận