Mẫu Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (Mẫu 21-DS)

hoi-to-la-gi-quy-dinh-phap-luat-ve-hoi-to-trong-phap-luat-hinh-su-1-910x543
Mẫu Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (Mẫu 21-DS)

1. Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? 

– Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

– Ý nghĩa :

+ Với các mục đích là để giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự và  bảo toàn tình trạng tài sản, và bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm việc thi hành án nên việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mang các ý nghĩa không những đối với việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của toà án mà còn có ý nghĩa với cả đối với việc bảo vệ quyền, các lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định

+ Có ý nghĩa đối với Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp khác nhau một mặt chống lại được các hành vi vi phạm đó, Mặt khác bảo vệ được chứng cứ, và có thể giữ nguyên được giá trị chứng minh của chứng cứ và tránh cho hồ sơ vụ việc dân sự bị sai lệch, và không bảo đảm việc giải quyết đúng được vụ việc dân sự. ngoài ra qua đó còn bảo toàn được tình trạng tài sản, và để tránh việc gây thiệt hại không thể khắc phục được, và còn có ý nghĩa trong giữ tài sản bảo đảm cho việc thi hành bản án, quyết định của toà án sau này.

– Quyết định Hủy bỏ  biện pháp khẩn cấp tạm thời là mẫu với các nội dung và thông tin về huy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp cụ thể và hủy bỏ các quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự bảo đảm việc thi hành án theo quy định

Mẫu Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là mẫu để hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời gửi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét. Việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm mục đích để hủy bỏ biện pháp tạm thời được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Mẫu Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Mẫu 21-DS

 

Mẫu số 21-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

___________________________________________________________________________

 

TÒA ÁN NHÂN DÂN....(1)

 

_________

 

Số:..../....../QĐ-BPKCTT(2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

 

......, ngày........ tháng....... năm.....

QUYẾT ĐỊNH

HỦY BỎ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

TÒA ÁN NHÂN DÂN..............................

 

Căn cứ vào khoản 1 Điều 112 và Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Xét thấy(3)             

QUYẾT ĐỊNH:

  1. Huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời……… quy định tại Điều(4)

của Bộ luật tố tụng dân sự đã được Tòa án nhân dân ................ áp dụng tại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số...../...../QĐ-BPKCTT ngày..... tháng..... năm........trong vụ án(5)………………………………

2(6)             

  1. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay.

 

Nơi nhận:

(Ghi những nơi mà Toà án phải cấp  hoặc gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 139 của Bộ luật tố tụng dân sự, Ngân hàng nhận tài sản bảo đảm (nếu có) và lưu hồ sơ vụ án).

THẨM PHÁN

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

3. Hướng dẫn viết Quyết định hủy bỏ khẩn cấp tạm thời theo Mẫu 21-DS

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-BPKCTT).

(3) Tòa án ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc trường hợp nào quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi theo quy định tại điểm đó (ví dụ: nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “Xét thấy người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị huỷ bỏ”).

(4) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án hủy bỏ và điều luật của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ (ví dụ: Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 116).

(5) Ghi quan hệ tranh chấp của vụ án mà Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(6) Tùy từng trường hợp mà Tòa án quyết định việc người đã thực hiện biện pháp bảo đảm được nhận lại chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Bộ luật tố tụng dân sự.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo