Quyết định hoãn phiên tòa dân sự [Cập nhật mới nhất 2022]

Hoãn phiên tòa là tạm ngừng trong một thời gian nhất định việc xét xử vụ án theo trình tự sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong những trường hợp do pháp luật quy định và việc Hoãn phiên tòa được hiểu là việc không tiến hành xét xử vì một số lý do nhằm đảm bảo việc xét xử được khách quan, công bằng. Việc hoãn phiên tòa này chỉ trong một thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đó sẽ tiến hành xét xử theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi hoãn phiên tòa dân sự thì Tòa án cần ra quyết định và thông báo cho các đương sự cũng như viện kiểm sát cùng cấp được biết. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ đề cập đến một số thông tin liên quan đến Quyết định hoãn phiên tòa dân sự. 

11 1

Căn cứ pháp lý 

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 

1. Thẩm quyền hoãn phiên tòa 

Về thẩm quyền hoãn phiên tòa, khoản 1 Điều 233 BLTTDS năm 2015 quy định: Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này”.

Thời điểm quyết định hoãn phiên tòa chỉ xảy ra khi đã mở phiên tòa và trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa nên thẩm quyền ban hành quyết định hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chỉ thuộc về Hội đồng xét xử. Bên cạnh đó, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam các thời kỳ đều quy định thẩm quyền hoãn phiên tòa sẽ do Hội đồng xét xử quyết định.

Thẩm quyền ban hành quyết định hoãn phiên tòa sẽ bị ảnh hưởng bởi việc xác định thời điểm quyết định hoãn phiên tòa, do đó cũng sẽ có hai ý kiến khác nhau: (1) Giữ nguyên thẩm quyền thuộc về Hội đồng xét xử; (2) Bổ sung thêm trường hợp trao quyền cho Thẩm phán được quyết định hoãn phiên tòa trong thời điểm trước khi mở phiên tòa.

2. Quyết định hoãn phiên tòa 

Việc hoãn phiên tòa do hội đồng xét xử quyết định. Thủ tục quyết định hoãn phiên tòa được thực hiện theo Điều 235 BLTTDS năm 2015. Quyết định hoãn phiên tòa phải được lập thành văn bản. Trong quyết định hoãn phiên tòa phải nêu đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 233 BLTTDS năm 2015. Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai cho những người tham gia tố tụng biết; đối với những người vắng mặt thì tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó đồng thời gửi cho viện kiểm sát cùng cấp. 

3. Mẫu quyết định hoãn phiên tòa của tòa án 

Mẫu số 49-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..... 

 

_________________

Số:...../...../QĐST-…. 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT                     NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

 

............., ngày ... tháng ... năm...

QUYẾT ĐỊNH

HOÃN PHIÊN TÒA 

TÒA ÁN NHÂN DÂN...............…………..

 

Với Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà)             

Thẩm phán (nếu Hội đồng xét xử gồm có 5 người): Ông (Bà)……………..

Các Hội thẩm nhân dân:

1.Ông (Bà)             

2.Ông (Bà)             

3.Ông (Bà)             

Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)             

là Thư ký Toà án nhân dân...................…………………………………

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân............................tham gia phiên toà: Ông (Bà) ...........................………..….....Kiểm sát viên (nếu có).

Đã tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án dân sự thụ lý số:.../.../TLST-......., ngày ... tháng... năm..... về việc            

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số:……..../.............../QĐXXST-…….. ngày...tháng... năm......………………………….................................................

Xét thấy:....................….................................................…………

Căn cứ vào các điều …….... và Điều 233, 235 của Bộ luật tố tụng dân sự;

QUYẾT ĐỊNH:

  1. Hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thụ lý số…/.../TLST-…. ngày….tháng…..năm…..

2.Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa xét xử vụ án được ấn định như sau

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

 

Nơi nhận:

- Đương sự (vắng mặt tại phiên tòa);

- Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;

- Lưu hồ sơ vụ án;

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Quyết định hoãn phiên tòa dân sự”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (208 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo