Quyết định 5631/QĐ-BYT của Bộ Y tế 

Hướng dẫn quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện được ban hành kèm theo Quyết định 5631/QĐ-BYT do Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành vào ngày 31 tháng 12 năm 2020. Quyết định 5631/QĐ-BYT có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định 772/QĐ-BYT. Để có thể nắm rõ những nội dung quy định tại Quyết định 5631/QĐ-BYT này, chúng tôi đã tổng hợp một vài thông tin trong bài viết dưới đây.

1/ Mục đích ban hành Quyết định 5631/QĐ-BYT

  • Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhiễm trùng;
  • Đảm bảo an toàn, giảm thiểu những biến cố bất lợi cho người bệnh;
  • Giảm khả năng xuất hiện đề kháng của vi sinh vật gây bệnh;
  • Giảm chi phí nhưng không làm ảnh hưởng tới chất lượng điều trị;
  • Thúc đẩy chính sách sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn.

2/ Nội dung thực hiện Quyết định 5631/QĐ-BYT

6 nhiệm vụ cốt lõi của Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện theo Quyết định 5631/QĐ-BYT bao gồm:

2.1 Thành lập Ban quản lý sử dụng kháng sinh của bệnh viện

Thành viên chính: 
  • Lãnh đạo bệnh viện (Trưởng ban);
  • Bác sĩ lâm sàng (hồi sức tích cực, truyền nhiễm hoặc bác sỹ có kinh nghiệm trong điều trị các bệnh nhiễm trùng và sử dụng kháng sinh);
  • Dược sỹ (ưu tiên dược sỹ làm công tác dược lâm sàng);
  • Người làm công tác vi sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn;
  • Đại diện phòng Kế hoạch tổng hợp;
  • Phòng Quản lý chất lượng.
Các thành viên khác: 
  • Điều dưỡng;
  • Công nghệ thông tin.

2.2 Xây dựng các quy định về sử dụng kháng sinh tại bệnh viện

  • Xây dựng hướng dẫn chung về sử dụng kháng sinh tại bệnh viện;
  • Xây dựng hướng dẫn điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp tại bệnh viện;
  • Xây dựng hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật;
  • Xây dựng danh mục kháng sinh cần ưu tiên quản lý và các quy định giám sát;
  • Xây dựng hướng dẫn chuyển kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường uống trong điều kiện cho phép;
  • Xây dựng tài liệu, hướng dẫn về kỹ thuật vi sinh lâm sàng;
  • Xây dựng các quy trình, quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản;

3/ Giám sát sử dụng kháng sinh và giám sát đề kháng kháng sinh tại bệnh viện

3.1 Giám sát sử dụng kháng sinh

  • Giám sát sử dụng kháng sinh cần được thực hiện định kỳ, liên tục;
  • Từ kết quả giám sát thực trạng sử dụng kháng sinh, Ban Quản lý Sử dụng Kháng sinh có thể xây dựng các chính sách, quy định về sử dụng kháng sinh, định hướng các chiến lược hoạt động phù hợp.

3.2 Giám sát đề kháng kháng sinh

Tại các bệnh viện có khoa vi sinh, cần định kỳ tổng kết đề kháng kháng sinh, tối thiểu 1 năm một lần hoặc khi cần thiết thông qua xây dựng Bản tổng kết mức độ nhạy cảm hoặc đề kháng của vi sinh vật tại bệnh viện.
 
Dữ liệu về các chủng vi sinh vật gây bệnh và mức độ nhạy cảm nên được dùng để xây dựng phác đồ điều trị kháng sinh kinh nghiệm tại cơ sở.
 
Ban Quản lý Sử dụng Kháng sinh cần đảm bảo rằng tất cả các nhân viên y tế trong bệnh viện tiếp cận được với kết quả vi sinh và tổng kết kết quả vi sinh cũng như đã được tập huấn về phiên giải, áp dụng được kết quả này trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân.

4/ Các chiến lược hoạt động nhằm quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện có thể tuỳ điều kiện của từng bệnh viện mà Ban Quản lý Sử dụng Kháng sinh sẽ lập kế hoạch theo ưu tiên để triển khai một số chiến lược

4.1 Chiến lược 1

Triển khai hoạt động phê duyệt đơn trước khi sử dụng:
  • Áp dụng đối với danh mục nhóm kháng sinh ưu tiên quản lý;
  • Triển khai quy định về hoàn thành phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh;
  • Cần ưu tiên quản lý trước khi sử dụng được hoặc không được hoàn thành phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh và phải được phê duyệt trước khi sử dụng.

4.2 Chiến lược 2

Giám sát kê đơn và phản hồi (Audit and Feedback)
  • Thực hiện sau khi bệnh viện ban hành các hướng dẫn, quy định, quy trình, danh mục liên quan đến sử dụng kháng sinh;
  • Phân công cho các nhóm chuyên trách thực hiện hoạt động giám sát sử dụng kháng sinh và phản hồi;
  • Thực hiện tiến cứu hoặc thực hiện hồi cứu tùy thuộc vào nguồn nhân lực tại cơ sở;
  • Nếu nguồn nhân lực có hạn, có thể áp dụng phương pháp hồi cứu hoặc giám sát phản hồi với một số kháng sinh ưu tiên; một số bệnh lý nhiễm khuẩn ưu tiên; một số khoa lâm sàng hoặc triển khai luân phiên giám sát phản hồi tại các khoa lâm sàng.

4.3 Chiến lược 3

Triển khai các can thiệp tại khoa lâm sàng
  • Can thiệp 1: Tối ưu chế độ liều dùng của kháng sinh;
  • Can thiệp 2: Xuống thang kháng sinh;
  • Can thiệp 3: Chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống.

4.4 Chiến lược khác

  • Chiến lược giám sát việc sử dụng kháng sinh dự phòng;
  • Chiến lược xây dựng các hướng dẫn và quy trình nhằm thúc đẩy đảm bảo sử dụng kháng sinh phù hợp và kịp thời trong sepsis and septic shock;
  • Chiến lược quản lý, đánh giá và tư vấn lựa chọn kháng sinh phù hợp trong trường hợp người bệnh dị ứng penicillin;
  • Chiến lược quản lý việc phối hợp các kháng sinh có trùng phổ tác dụng trên vi khuẩn kỵ khí.

5/ Đào tạo, tập huấn

Tổ chức đào tạo, tập huấn liên tục cho các bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng của bệnh viện về chương trình quản lý sử dụng kháng sinh bao gồm việc tuân thủ các hướng dẫn, quy định, cách thức làm việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh bao gồm:
  • Cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn sử dụng kháng sinh, kháng nấm;
  • Đào tạo, tập huấn về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn/nhiễm nấm, kê đơn kháng sinh hợp lý;
  • Đào tạo, cập nhật, tập huấn về vi sinh cơ bản, phiên giải kết quả vi sinh, kháng sinh đồ, áp dụng được kết quả này trong chăm sóc bệnh nhân;
  • Đào tạo, tập huấn cho nhân viên y tế về các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, xử lý bệnh phẩm, xử lý y dụng cụ dùng trong phẫu thuật, thủ thuật,...
  • Giáo dục người bệnh và người chăm sóc người bệnh: về các nguyên tắc cơ bản về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh cá nhân, rửa tay….

6/ Đánh giá thực hiện, báo cáo và phản hồi thông tin

6.1 Đánh giá thực hiện thông qua các chỉ số

  • Chỉ số giám sát sử dụng kháng sinh;
  • Chỉ số về nhiễm khuẩn bệnh viện;
  • Chỉ số về mức độ kháng thuốc (xác định theo tiêu chuẩn EUCAST hoặc CLSI).

6.2 Báo cáo và phản hồi thông tin

  • Thực hiện báo cáo và phản hồi theo định kỳ cho lãnh đạo bệnh viện;
  • Phản hồi thông tin cho bác sĩ;
  • Tự đánh giá và lập kế hoạch hoạt động theo thời gian.
 
Trên đây là một số thông tin quan trọng mà chúng tôi đã tổng hợp từ Quyết định 5631/QĐ-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Ngoài ra, Quyết định 5631/QĐ-BYT cũng quy định chi tiết về Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo