Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, lĩnh vực kinh doanh luôn là một lĩnh vực thu hút đông đảo các cá nhân, tổ chức. Nhờ vậy mà bên cạnh những ngành nghề kinh doanh cũ đã xuất hiện những ngành nghề kinh doanh mới. Điều này đòi hỏi pháp luật nước ta phải có những quy định cụ thể về mã ngành nghề kinh doanh từ đó đảm bảo công tác quản lý của Nhà nước được hiệu quả hơn. Hãy cùng tìm hiểu những quy định về mã ngành nghề kinh doanh theo quyết định 27 trong bài viết dưới đây nhé.
Mã ngành nghề kinh doanh theo quyết định 27
1. Mã ngành nghề kinh doanh là gì?
Mã ngành nghề kinh doanh là 1 dãy số được mã hóa để thể hiện 1 ngành nghề kinh doanh cụ thể. Các tổ chức, cá nhân khi soạn hồ sơ đăng ký kinh doanh, phải sử dụng bảng mã ngành nghề kinh doanh này để đăng ký. Mã ngành cấp 4 (có 4 số) là mã ngành được được sử dụng để đăng ký kinh doanh. Sau đây, Song Kim mời các bạn tham khảo chi tiết phụ lục I, quyết định 27/2018/QĐ-TTg về mã ngành nghề khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
2. Nghị định 27/2018/QĐ-TTg quy định mã ngành nghề kinh doanh
2.1 Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định chi tiết Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục (Phụ lục I đính kèm) và nội dung (Phụ lục II đính kèm) được sử dụng thống nhất trong hoạt động thống kê nhà nước.
2.2 Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Quyết định này là cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật thống kê 2015.
2.3 Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung
Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:
- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó:
- Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế;
- Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác.
2.4 Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 8 năm 2018.
Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
3. Hướng dẫn ghi và mã hóa ngành, nghề kinh doanh
3.1 Đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành
Chủ doanh nghiệp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc thông báo sửa đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hiện hành, trong đó:
- Đối với công ty thành lập trước 10/2018 có ngành nghề kinh doanh ghi nhận theo hệ thống mã ngành cũ phải đăng ký cập nhật lại mã ngành mới – Khi chưa cập nhật doanh nghiệp vào cổng thông tin quốc gia sẽ thấy hệ thống note đỏ các ngành nghề kinh doanh có mã ngành cũ.
- Đối với doanh nghiệp hiện nay đang dự kiến thành lập thì phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam đã nêu. Đây cũng là lý do người soạn hồ sơ thành lập công ty phải thực hiện tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống.
- Khi soạn thảo ngành nghề kinh doanh các bạn có thể gặp một số vướng mắc như:
+ Một số ngành nghề chưa được quy định chi tiết trong mã ngành như: Buôn bán thiết bị phòng cháy chữa cháy, buôn bán thiết bị ngành dầu khí, .
+ Một số ngành nghề phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp phải liệt kê chi tiết nội dung kinh doanh do mã ngành cấp 4 khá chung chung.
+ Một số ngành nghề kinh doanh ghi theo chứng chỉ hành nghề, giấy phép con nên không đúng với nội dung mã ngành ghi nhận.
+ Công ty vốn nước ngoài có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khó áp ngành nghề vì mục tiêu dự án được cấp theo mã CPC quy định tại biểu cam kết WTO.
3.2 Về việc ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Việc ghi ngành, nghề kinh doanh trong đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
- Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề chi tiết đã ghi.
4. Mọi người cũng hỏi
1. Tại sao Quyết định 27 quan trọng đối với việc thay đổi ngành nghề kinh doanh?
Câu trả lời: Quyết định 27 định rõ các quy định và chính sách mới, tạo cơ hội và hỗ trợ cho việc thay đổi ngành nghề kinh doanh.
2. Những lợi ích mà việc thay đổi ngành nghề theo Quyết định 27 mang lại là gì?
Câu trả lời: Thay đổi ngành nghề theo Quyết định 27 giúp mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh và nâng cao hiệu suất kinh doanh.
3. Có những khó khăn nào có thể xảy ra khi thay đổi ngành nghề theo Quyết định 27?
Câu trả lời: Thay đổi ngành nghề theo Quyết định 27 có thể gặp khó khăn về tài chính, quản lý và tiếp cận khách hàng mới.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề mã ngành nghề kinh doanh theo quyết định 27. Hy vọng những thông tin mà ACC giới thiệu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mã ngành nghề kinh doanh. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc liên quan đến mã ngành nghề kinh doanh, hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Nội dung bài viết:
Bình luận