Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Tuy nhiên có rất nhiều người lạm dụng quyền tự do ngôn luận để đem đến những tác động xấu trên mạng xã hội. Vậy "Hiến pháp 2013 quy định thế nào về quyền tự do ngôn luận?". Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn đọc giả tham khảo.
1. Tự do ngôn luận là gì ?
Tự do ngôn luận (freedom of speech) là nguyên tắc đảm bảo cho một cá nhân hay một cộng đồng quyền tự do nói ra rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình mà không sợ bị trả thù, kiểm duyệt, hay trừng phạt pháp lý. Quyền "tự do biểu đạt" (freedom of expression) đã được công nhận là quyền con người trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và luật nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc. Nhiều quốc gia đã ghi nhận quyền tự do ngôn luận trong hiến pháp. Các thuật ngữ tự do ngôn luận và tự do biểu đạt thường được sử dụng thay thế lẫn nhau trong các diễn ngôn chính trị. Tuy nhiên, trong ngôn từ pháp lý, tự do biểu đạt bao hàm tất cả hoạt động tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt bất kỳ thông tin hoặc ý kiến nào thông qua mọi phương tiện truyền thông.
Điều 19 của UDHR quy định rằng "ai cũng có quyền giữ quan điểm mà không bị can thiệp" và "ai cũng có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến tất cả các loại, không kể biên giới quốc gia, bất kể bằng lời nói, bằng văn bản hay in ấn, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác tùy theo sự lựa chọn của họ". Điều 19 trong ICCPR sau đó cải thiện điều này với việc chỉ ra rằng việc thực hiện các quyền này mang theo "nhiệm vụ và trách nhiệm đặc biệt" và "theo đó phải tuân theo các hạn chế nhất định" khi cần thiết "để tôn trọng quyền hoặc danh dự của những người khác" hoặc "để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, hoặc sức khỏe hay đạo đức cộng đồng".
2. Quyền tự do ngôn luận bắt nguồn từ đâu?
Tự do ngôn luận và biểu đạt có một lịch sử lâu đời trước cả các văn kiện nhân quyền quốc tế của ngày nay. Người ta cho rằng nguyên tắc dân chủ của người Athen (Athenian democratic principle) cổ đại về tự do ngôn luận có thể đã xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 6 hoặc đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Các giá trị của nền Cộng hòa La Mã đã bao gồm quyền tương tự đối với tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.
Các khái niệm về tự do ngôn luận cũng có thể được tìm thấy trong các tài liệu nhân quyền từ sớm. Tuyên ngôn về các quyền của con người và công dân (Declaration of the Rights of Man and of the Citizen), được thông qua trong Cuộc cách mạng Pháp năm 1789, đặc biệt khẳng định quyền tự do ngôn luận như một quyền không thể thay đổi. Tuyên ngôn quy định quyền tự do ngôn luận trong Điều 11, trong đó nêu rõ rằng:
Quyền tự do trao đổi ý kiến và quan điểm là một trong những điều quý giá nhất về quyền của con người. Mọi công dân có thể, theo đó, có quyền tự do phát biểu, viết và in ấn, nhưng sẽ chịu trách nhiệm về việc lạm dụng quyền tự do này theo luật định.
Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, thông qua năm 1948, tuyên bố:
Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.
Ngày nay, tự do ngôn luận, hoặc tự do biểu đạt, được công nhận trong luật nhân quyền của quốc tế và từng khu vực. Quyền này được quy định tại Điều 19 của Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, Điều 10 của Công ước châu Âu về Nhân quyền, Điều 13 của Công ước châu Mỹ về Nhân quyền và Điều 9 của Hiến chương châu Phi về Quyền Con người và Quyền các Dân tộc. Dựa trên lập luận của John Milton tự do ngôn luận được hiểu là một quyền đa diện bao gồm không chỉ quyền biểu đạt, hoặc phổ biến, thông tin và ý kiến, mà còn là ba khía cạnh riêng biệt:
- quyền tìm kiếm thông tin và ý kiến;
- quyền tiếp nhận thông tin và ý kiến;
- quyền truyền đạt thông tin và ý kiến
Các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và quốc gia cũng công nhận rằng tự do ngôn luận, cũng như tự do biểu đạt, bao gồm bất kỳ phương tiện biểu đạt nào, có thể bằng lời nói, bằng văn bản, in ấn, thông qua Internet hoặc thông qua các hình thức nghệ thuật. Điều này có nghĩa là việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận như một quyền chính đáng không chỉ bao gồm nội dung, mà còn cả phương tiện biểu đạt.
3. Quyền tự do ngôn luận theo Luật quốc tế
Điều 19 của UDHR quy định rằng "ai cũng có quyền giữ quan điểm mà không bị can thiệp" và "ai cũng có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến tất cả các loại, không kể biên giới quốc gia, bất kể bằng lời nói, bằng văn bản hay in ấn, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác tùy theo sự lựa chọn của họ". Điều 19 trong ICCPR sau đó cải thiện điều này với việc chỉ ra rằng việc thực hiện các quyền này mang theo "nhiệm vụ và trách nhiệm đặc biệt" và "theo đó phải tuân theo các hạn chế nhất định" khi cần thiết "để tôn trọng quyền hoặc danh dự của những người khác" hoặc "để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, hoặc sức khỏe hay đạo đức cộng đồng".
4. Hiến pháp 2013 quy định thế nào về quyền tự do ngôn luận?
Điều 25 Hiến pháp 2013 đã quy định về quyền tự do ngôn luận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Hiến pháp nước ta khẳng định quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí… của công dân, nhưng cũng quy định “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25 hiến pháp 2013).
Bên cạnh quy định về quyền tự do ngôn luận, pháp luật cũng bảo đảm các lợi ích khác của cá nhân, tổ chức như quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm của mình (Điều 21 Hiến pháp 2013).
Như vậy, mỗi người đều có quyền tự do ngôn luận, bàn luận về các vấn đề trong xã hội nhưng phải có giới hạn, trong khuôn khổ, không làm ảnh hưởng các quyền khác mà Hiến pháp đang bảo vệ, không vi phạm điều cấm được quy định trong Luật an ninh mạng, Luật an toàn thông tin mạng, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Bộ luật Hình sự 2015 và một số văn bản pháp luật khác.
Nội dung bài viết:
Bình luận