Quyền tự do kinh doanh là gì? [Chi tiết 2024]

Quyền tự do kinh doanh được thể hiện ở quyền lựa chọn mô hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh,.. Cá nhân, tổ chức kinh tế cần đáp dứng các quy định về kinh doanh. Đồng thời, nếu kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì phải đáp ứng thêm các điều kiện đó.  Tuy nhiên trước khi tìm hiểu mô hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, chúng ta cần hiểu quyền tự do kinh doanh là gì? Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật được quy định như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC nhé,

Quyền tự do kinh doanh là gì? (Chi tiết 2022)

1. Tự do kinh doanh là gì?

Tự do kinh doanh biển hiện của một nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường, mọi người có thể được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề kinh doanh và quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, tự do kinh doanh nhưng phải đảm bảokhông trái với pháp luật và hiến pháp trong đó không tham gia kinh doanh các mặt hàng và loại hình nằm trong danh mục cấm của nhà nước.

Xem thêm Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh bể bơi

2. Quyền tự do kinh doanh là gì?

Quyền tự do kinh doanh là một trong các quyền kinh tế của con người. Quyền tự do kinh doanh được thực hiện thông qua hoạt động góp vốn, huy động vốn, thay đổi vốn và thoái vốn.

Quyền tự do kinh doanh được thực hiện thông qua các hoạt động góp vốn, huy động vốn, thay đổi vốn và thoái vốn.

Hiến pháp năm 2013 khẳng định người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật đầu tư năm 2020 khẳng định doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm và nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm.

Cụ thể, Luật đầu tư cũng quy định liên quan đến quyền tự do kinh doanh tại khoản 2 Điều 5 nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.

3. Nguyên tắc tự do kinh doanh là gì?

Nguyên tắc tự do kinh doanh được xem là nguyên tắc hiến định, cụ thể các chủ thể kinh doanh được tự do thực hiện các hoạt động kinh doanh nhưng không được kinh doanh những ngành nghề pháp luật cấm. Tự do kinh doanh phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, tức là khi thực hiện các quyền cụ thể trong nội dung của quyền tự do kinh doanh, các chủ thể buộc phải tuân thủ các điều kiện pháp luật quy định hoặc phải thực hiện một số nghĩa vụ tương ứng.

Nội dung của nguyên tắc tự do kinh doanh gồm: Tự do thành lập doanh nghiệp; tự do lựa chọn ngành hoạt động và quy mô kinh doanh; tự do lựa chọn khách hàng, trực tiếp giao dịch với khách hàng; tự do lựa chọn lao động theo nhu cầu kinh doanh; tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp và các quyền tự do khác theo quy định của pháp luật.

4. Nội dung của quyền tự do kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh thể hiện qua các nội dung cơ bản trong các quy định của pháp luật, cụ thể:

– Cá nhân, tổ chức có quyền được tự mình lựa chọn những ngành, nghề mà mình muốn kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh được thực hiện sau khi đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề đó.

– Quyền tự do kinh doanh thể hiện ở quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh cho mình qua việc quyết định vốn điều lệ. Doanh nghiệp đáp ứng quy định về vốn pháp định tối thiểu nếu kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đặc thù có quy định về vốn pháp định. Ngoài ra có thể quyết định điều chỉnh quy mô kinh doanh của mình qua việc huy động vốn đầu tư.

– Cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, cần đảm bảo các quy định về loại hình đó, tuỳ từng loại hình mà pháp luật sẽ quy định những điều kiện cụ thể về thành viên, ban điều hành, chức vụ, điều kiện thoả mãn chức vụ… Quyền tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế.

Trên đây ACC đã nêu một số nội dung giúp quý bạn đọc có thể hiểu về quyền tự do kinh doanh. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website của Công ty Luật ACC.

 

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo