Phân biệt quyền thành lập và quyền góp vốn vào doanh nghiệp 2023

Thông qua các quy định về ai là chủ thể có Quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp, đây sẽ là căn cứ pháp lý hiệu quả làm nền tảng để phân biệt 02 quyền này. Cụ thể như sau:

Phân Biệt Quyền Thành Lập Và Quyền Góp Vốn
Phân Biệt Quyền Thành Lập Và Quyền Góp Vốn

1. Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ 03 đối tượng sau:

1.1 Đối tượng làm việc tại cơ quan Nhà nước

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp

- Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

1.2 Đối tượng có năng lực hành vi dân sự hạn chế

- Người chưa thành niên;

- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Tổ chức không có tư cách pháp nhân.

1.3 Đối tượng đang gánh chịu hậu quả pháp lý

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Người đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng như:

Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định liên quan có thể bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp trong thời hạn 03 năm (Khoản 3, Điều 130, Luật Phá sản 2014);

Người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh (Khoản 2, Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018).

2. Quyền góp vốn vào doanh nghiệp

Quyền góp vốn được hiểu là quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn và quyền góp vốn vào công ty hợp danh. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trừ 02 trường hợp sau:

- Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước (Khoản 4, Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Khác với quy định về thành lập doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức không được quyền thành lập song trong một vài loại hình doanh nghiệp, họ có quyền tham gia góp vốn, cụ thể như sau:

- Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp.      

- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì cán bộ, công chức, viên chức không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghiệp này vì loại hình doanh nghiệp này khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách thành viên mà có tư cách thành viên là có vai trò quản lý trong đó.      

- Còn đối với công ty hợp danh thì cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn không được tham gia với tư cách hợp danh. Chỉ với tư cách hợp vốn thì họ mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.

Như vậy, đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp rộng hơn đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ việc người có quyền thành lập cũng sẽ gắn liền với quyền quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp người quản lý đó đang làm việc tại cơ quan Nhà nước thì sẽ không khách quan trong quá trình quản lý công ty. Còn đối với vấn đề góp vốn thì mục đích sau cùng là thu lợi nhuận cho nên điều này không ảnh hưởng quá lớn đến các quyết định của công ty và do vậy, đối tượng rộng hơn để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.

3. Những câu hỏi thường gặp

Góp vốn là gì?

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là gì?

Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là quyền của cá nhân hay pháp nhân trong việc tạo lập tư cách pháp lý thông qua các thủ tục thành lập, đăng ký doanh nghiệp. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là quyền quan trọng của nhà đầu tư, nhà đầu tư có quyền tự chủ hành động theo ý chí của mình trong việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp phù hợp với những quy định của pháp luật.

Quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn vào công ty?

Tương tự như việc quy định các chủ thể có quyền thành lập và quản lý công ty, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định về chủ thể không có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn vào công ty, còn các chủ thể còn lại có quyền tự do góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn vào công ty.

Mức phạt vi phạm về thành lập doanh nghiệp?

Theo Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP , người không có quyền tham gia góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp nhưng vẫn thực hiện có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

4. Dịch vụ tư vấn về Quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp của Luật ACC

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn luôn đưa đến cho quý khách hàng về dịch vụ tư vấn đối với các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, Quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp cũng như các nội dung khác xoay quanh, cụ thể như sau:

Tư vấn hoàn toàn miễn phí và nhiệt tình, đúng quy định pháp luật do đội ngũ luật sư trình độ cao và nhiều kinh nghiệm đích thân tư vấn trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp

Luôn báo giá trọn gói tất cả các thủ tục từ thành lập đến thủ tục thuế, bảo hiểm, lao động liên quan, đảm bảo cho doanh nghiệp đi vào hoạt động mà không cần lo lắng các vấn đề pháp lý

Liên kết với các đối tác thiết kế logo, web, biển hiệu tên tuổi và chuyên nghiệp để hỗ trợ việc kinh doanh tốt nhất cho khách hàng nếu khách có nhu cầu.

Không phải đi lại, ACC luôn hạn chế tối đa việc đi lại cho khách hàng và chúng tôi có dịch vụ đảm bảo cho việc khách hàng nhận đủ hồ sơ cũng như các vấn đề một cách nhanh chóng

Cam kết đúng quy định và luôn đảm bảo hỗ trợ tất cả các vấn đề pháp lý liên quan khác nếu khách hàng có nhu cầu

Như vậy, trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi liên quan đến Quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp. Khi có yêu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận các thông tin mới nhất qua:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (617 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo