Quyền thăm nuôi con sau ly hôn (Cập nhật mới nhất 2024)

Con cái cần có sự chăm lo bao bọc từ cả bố và mẹ, do đó mà dù đã ly hôn thì pháp luật vẫn ghi nhận quyền thăm nuôi con sau ly hôn cho vợ chồng. Tuy nhiên thì có nhiều trường hợp trên thực tế cố tình ngăn cản quyền lợi này, hoặc cũng có nhiều trường hợp lạm dụng để gây cản trở khó dễ ảnh hưởng đến quyền lợi của con. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

quyen-tham-nuoi-con-sau-ly-hon

Quyền thăm nuôi con sau ly hôn

1. Quyền thăm nuôi con sau ly hôn trong pháp luật hiện hành

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về quyền thăm nuôi con sau ly hôn đối với người không trực tiếp nuôi con, theo đó thì người đang trực tiếp nuôi dưỡng không có quyền ngăn cản việc thăm nom con cái của người kia.

Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định rõ cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Trên thực tế quyền thăm nuôi con sau ly hôn chủ yếu do hai vợ chồng tiến hành thỏa thuận, xem thời gian, địa điểm trực tiếp để người kia có thể đến thăm nom. Tuy nhiên việc này cần phải thỏa thuận xác đáng sao cho đảm bảo quyền lợi tối đa của con, tránh trường hợp ảnh hưởng đến thời gian sinh hoạt, học tập của con.

Đơn xin ly hôn viết thế nào, nộp ở đâu, mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục ly hôn thuận tình

2. Chế tài đảm bảo thực thi quyền thăm nuôi con sau ly hôn

Để đảm bảo quyền thăm nuôi con sau ly hôn, pháp luật cũng đưa ra các chế tài nhằm bảo vệ và thực thi vấn đề này. Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nuôi con sau ly hôn có thể bị “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng”. Tuy nhiên có thể thấy đối với mức xử phạt thế này tương đối nhẹ, không đủ mức răn đe trên thực tế.

Bên cạnh đó để đảm bảo được quyền thăm nuôi con sau ly hôn thì pháp luật còn đưa ra việc giành lại quyền nuôi con sau ly hôn quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình, theo đó khi thấy bên trực tiếp nuôi dưỡng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, cũng như ảnh hưởng tới quyền lợi của con cái, có thể yêu cầu tòa án để giành lại quyền nuôi con cho mình.

Ngoài ra đối với trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom con để gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cũng được pháp luật quy định điều chỉnh cụ thể.

Thực tế, sau khi ly hôn, đa phần các bậc cha, mẹ đều thấu hiểu được nỗi đau, sự tổn thương của con, mà khó gì có thể giúp con hàn gắn được, do vậy họ luôn sẵn lòng chung tay với người trực tiếp nuôi con tạo môi trường sống, cũng như tạo cho con một tinh thần tốt nhất.

Tuy nhiên trái lại, cũng có một số người cha, người mẹ vì sự ích kỷ cá nhân cũng như lòng thù ghét đã lạm dụng quyền thăm nuôi con sau ly hôn này để tiến hành cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi con của người đang tiến hành trực tiếp nuôi con. Vì lẽ đó, pháp luật ghi nhận chế tài hạn chế quyền thăm nuôi con ly hôn, nhằm bảo vệ quyền được chăm sóc, giáo dục của con sau khi cha mẹ ly hôn.

 Cụ thể, khoản 3 Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về vấn đề quyền thăm nuôi con sau ly hôn cũng như chế tài để thực thi quyền này. Trên thực tế thì thường xuyên có nhiều vấn đề phức tạp và khó khăn hơn, trong trường hợp đó hãy liên hệ trực tiếp tới ACC để được tư vấn một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo