Đối với một quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán là hai đặc quyền tuyệt đối mà bất kỳ quốc gia nào cũng muốn được bảo đảm và tôn trọng. Trong đó, quyền tài phán là quyền riêng biệt của những quốc gia ven biển. Vậy quyền tài phán là gì? Quyền tài phán được thể hiện trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây cùng Công ty luật ACC thông qua những quy định được cập nhật mới nhất hiện nay.

1. Khái niệm quyền tài phán là gì?
- Định nghĩa về quyền tài phán là gì hiện nay chưa được quy định cụ thể trong bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng, quyền tài phán là quyền có mối quan hệ chặt chẽ với lãnh thổ quốc gia. Theo đó, quyền tài phán theo nghĩa rộng được hiểu bao gồm các quyền sau:
+ Quyền được thực hiện các hoạt động lập pháp, đưa ra các quyết định hành pháp và tư pháp trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.
+ Thẩm quyền của quốc gia trong việc giám sát việc tuân thủ các quy định, quy chế của các chủ thể khác.
+ Quyền quản lý và đưa ra các quyết định về các vấn đề diễn ra tại quốc gia đó, như: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội nhằm thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước và bảo vệ công dân nước sở tại.
- Theo nghĩa hẹp, quyền tài phán là thẩm quyền quyết định việc áp dụng pháp luật đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội hoặc khi giải quyết các tranh chấp phát sinh của Tòa án.
2. Quyền tài phán trong pháp luật quốc tế
- Quyền tài phán là một thẩm quyền riêng và đặc trưng của những quốc gia ven biển. Điều này được thể hiện trong việc quốc gia đó được đưa ra các quyết định, ban hành các quy phạm pháp luật và thực hiện giám sát các hoạt động diễn ra trên biển trong giới hạn phạm vi thuộc quyền quản lý của quốc gia đó, như:
+ Cấp phép cho một số hoạt động trên biển
+ Hoạt động liên quan đến đảo nhân tạo
+ Quản lý và sử dụng các thiết bị và công trình trên biển.
- Quyền tài phán là gì trong pháp luật quốc tế được quy định cụ thể tại Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982. Theo đó, quyền tài phán của quốc gia ven biển bao gồm:
+ Quyền tài phán của quốc gia trong nội thủy:
+ Quyền tài phán của quốc gia trong vùng lãnh hải:
+ Quyền tài phán của quốc gia trong vùng tiếp giáp lãnh hải
+ Quyền tài phán của quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế
+ Quyền tài phán của quốc gia trong thềm lục địa
3. Quyền tài phán trong pháp luật quốc gia
Pháp luật Việt Nam xây dựng hệ thống quy định về quyền tài phán là gì dựa trên những quy định của pháp luật quốc tế. Cụ thể như sau:
- Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định về quyền tài phán cũng được thể hiện thông qua các quyền tại các vùng: Vùng Tiếp giáp lãnh hải, Đặc quyền kinh tế, Thềm lục địa.
- Đồng thời, pháp luật Việt Nam còn có các quy định về quyền tài phán hình sự và tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài tại vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam. Cụ thể như sau:
+ Quyền tài phán hình sự: Quyền tiến hành các biện pháp để bắt người, điều tra đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài sau khi rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải Việt Nam; Quyền tiến hành bắt người, điều tra.
+ Quyền tài phán dân sự: Quyền áp dụng các biện pháp bắt giữ hay xử lý tàu thuyền nước ngoài nhằm mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự nếu tàu thuyền đó đang đậu trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam.
Trên đây là những nội dung về quyền tài phán là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về quyền tài phán quốc gia của Việt Nam để có thể có những hành vi phù hợp pháp luật. Nếu bạn đọc còn có những câu hỏi hoặc vướng mắc pháp lý nào khác liên quan đến vấn đề này hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận