Quyền tác giả và bản quyền có phải là một? ( Quy định 2023)

Hiện nay, thuật ngữ quyền tác giả và bản quyền được sử dụng khá phổ biến. Tùy từng nước mà sử dụng thuật ngữ khác nhau. Vậy quyền tác giả và bản quyền có phải là một. Khi nào dùng quyền tác giả, khi nào dùng bản quyền. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây.

quyèn-tac-gia-va-ban-quyen

Quyền tác giả và bản quyền

1. Quyền tác giả và bản quyền hiểu như thế nào cho đúng?

Căn cứ Khoản 2 Điều 4 VBHN 07/VBHN-VPQH 2019 quy định về khái niệm quyền tác giả như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ[3]

“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Còn về khái niệm bản quyền, ta có thể thấy, bản quyền khá giống với quyền tác giả, người sở hữu bản quyền sẽ có quyền duy nhất để sử dụng cũng như khai thác tác phẩm đó. Bản quyền cũng hình thành từ khi tác phẩm được tạo ra dưới dạng vật chất.Tuy nhiên, quyền tác giả nhấn mạnh về quyền sở hữu, khai thác giá trị tác phẩm của tác giả thì bản quyền thiên về đảm bảo quyền lợi về mặt kinh tế của tác giả.

>>>Tìm hiểu thêm thông tin về quyền tác giả qua bài viết: Quyền tác giả là gì?

2. Quyền tác giả và bản quyền có phải là một?

Để trả lời cho câu hỏi Quyền tác giả và bản quyền có phải là một, chúng ta có thể thấy quyền tác giả và bản quyền khá giống nhau. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng Quyền tác giả và bản quyền chỉ là cách gọi theo pháp luật, tính chất của từng nước khác nhau

Từ đây, chúng ta không thể khẳng định việc quyền tác giả và bản quyền là một.

3. Phân biệt quyền tác giả và bản quyền

3.1. Giống nhau: quyền tác giả và bản quyền đều:

Đều bảo hộ sản phẩm của trí tuệ, tư duy.

Đều có chủ thể là tổ chức, cá nhân

Đều quy định về các quyền kinh tế, quyền của tác giả

3.2. Khác nhau:

Quyền tác giả

Là một thuật ngữ thường được sử dụng trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law)

Mục đích: quy định về các quyền kinh tế, quyền của tác giả, tuy nhiên nhấn mạnh về quyền nhân thân của tác giả.

Bản quyền

Là một thuật ngữ thường được sử dụng theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Common Law).

 

Mục đích: nhấn mạnh quyền lợi về mặt kinh tế đối với tác phẩm như là : sao chép, phân phối, làm các tác phẩm phái sinh

4. Cách đăng kí bảo hộ quyền tác giả nhanh nhất?

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để tránh bị trả lại mất thêm thời gian.

Căn cứ Khoản 2 Điều 50 VBHN 07/VBHN-VPQH 2019, tổ chức cá nhân đăng kí bảo hộ quyền tác giả chuẩn bị hồ sơ như sau:

Điều 50. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

“2. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

  1. a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[19] quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

  1. b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;”

Ngoài ra, tùy từng trường hợp, hồ sơ có thể có thêm giấy ủy quyền, tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, văn bản đồng ý của các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu.

LƯU Ý: Các tài liệu trên phải được thể hiện bằng Tiếng Việt

  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng kí tại Cục bản quyền tác giả
  • Bước 3 : Cá nhân, tổ chức nhận kết quả

5. Thời gian đăng kí bảo hộ quyền tác giả lâu không?

Căn cứ Điều 52 VBHN 07/VBHN-VPQH 2019 quy định như sau:

Điều 52. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

“Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn”

Như vậy, Thời gian đăng kí bảo hộ quyền tác giả là 15 ngày làm việc. Có thể thấy đây là một khoảng thời gian khá lâu, và sẽ còn lâu hơn nữa nếu cá nhân, tổ chức không chuẩn bị đúng đầy đủ các hồ sơ cần có.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Quyền tác giả và bản quyền. Quyền tác giả và bản quyền được hiểu đơn giản là hai thuật ngữ khác nhau được sử dụng tại một số đất nước nhất định. Tuy nhiên, quyền tác giả và bản quyền không hẳn là một. Nếu chúng giống nhau về đối tượng đều bảo hộ tài sản của trí tuệ, nhưng lại khác nhau về mục đích. Bản quyền thì tập trung vào quyền lợi thương mại hơn, quyền tác giả thì tập trung vào tác giả tạo ra sản phẩm ấy nhiều hơn.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thuật ngữ quyền tác giả được sử dụng chính thức. Khi đăng kí quyền tác giả, chúng ta cần đảm bảo chuẩn bị hồ sơ để tránh mất thêm thời gian.

Nếu các bạn có khó khăn gì hoặc muốn đăng kí quyền tác giả nhanh nhất. Hãy gọi cho chúng tôi ngay. Cảm ơn đã đọc hết bài viết. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (227 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo