Quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi nào?

 

Đất đai luôn là chủ đề muôn thuở, được Nhà nước và Pháp luật hết sức quan tâm và chú trọng điều chỉnh. Tuy nhiên, những vấn đề xoay quanh đất đai và quyền sử dụng đất là quá lớn, chính vì vậy, nhiều người không thể hiểu biết hết được về lĩnh vực này. Chính vì vậy, qua bài viết sau đây, ACC Group sẽ gửi tới quý khách hàng một thông tin vô cùng bổ ích về vấn đề quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi nào.

giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-la-gi-7

 Quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi nào? (Cập nhật 2022)

1. Quyền sử dụng đất là gì?

Trước khi muốn biết Quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi nào, ta cần biết quyền sử dụng đất là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 53 – Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, cụ thể: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các loại tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Bộ luật Dân sự, Luật đất đai đều cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.

Luật Đất đai năm 2013 quy định: Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và do Nhà nước làm chủ sở hữu. Nhà nước theo đó trao quyền sử dụng đất cho người dân thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất. Pháp luật cũng công nhận quyền sử dụng đất đối với những người sử dụng đất ổn định và quy định về quyền cũng như nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.

Luật đất đai tuy không có quy định rõ khái niệm quyền sử dụng đất nhưng luật cũng đưa ra khái niệm về giá quyền sử dụng đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất. Còn giá trị quyền sử dụng đất là giá trị tính bằng tiền của quyền sử dụng đất trên đơn vị diện tích xác định trong một thời gian sử dụng nhất định.

Người sử dụng đất được sở hữu phần giá trị quyền sử dụng đất, được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các phần diện tích được giao tương ứng với nghĩa vụ thực hiện với Nhà nước.

Căn cứ theo quy định của pháp luật, quyền sử dụng được chia thành các loại sau đây:

+ Quyền sử dụng đất đai căn cứ theo chủ thể (tổ chức, hộ gia đình hay cá nhân):

Quyền sử dụng đất lúc này được căn cứ theo ý muốn chủ quan của chủ thể và việc sử dụng đất vào mục đích nào là tùy theo chủ thể quyết định. Những quyết định này cần phải nằm trong giới hạn được cấp có thẩm quyền cho phép.

+ Quyền sử dụng đất căn cứ vào khách thể (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp hay chưa sử dụng):

Là loại đất này được quy định sử dụng vào mục đích nào thì người sử dụng đất phải làm đúng theo mục đích đó. Nếu có sự thay đổi về mục đích sử dụng thì phải báo cho cơ quan có thẩm quyền và phải được cho phép thì mới thực hiện.

+ Quyền sử dụng đất căn cứ vào thời gian:

Thời gian sử dụng đất có thể là tạm thời hoặc lâu dài, tùy theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Từ đó, quyền sử dụng đất của chủ thể cũng được quyết định là tạm thời hay lâu dài.

+ Quyền sử dụng đất căn cứ theo pháp lý:

Nghĩa là cần căn cứ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền khi giao đất, cho thuê đất mà xác định mục đích sử dụng và để biết là quyền sử dụng ban đầu của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trực tiếp trong quyết định hay quyền sử dụng đất thứ hai của người được cho thuê lại, thừa kế.

2. Tài sản cố định là gì? Phân loại tài sản cố định?

Trước khi muốn biết Quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi nào, ta cần biết tài sản cố định là gì?

Hiện nay, trong các quy định pháp luật không có khái niệm chung về tài sản cố định nhưng để được xác định là tài sản cố định thì tài sản phải có thời gian sử dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên...

Tuy nhiên, theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định cách hiểu cụ thể về từng loại tài sản cố định như sau:

Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 24/5/2013 tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn sau thì được coi là tài sản cố định:

1 - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

2 - Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;

3 - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

Lưu ý:

- Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản phải quản lý riêng từng bộ phận thì mỗi bộ phận đó nếu cùng thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên thì được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

- Đối với súc vật làm việc và cho sản phẩm hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên được coi là một tài sản cố định hữu hình (chủ yếu áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn).

- Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây hoặc cây thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên được coi là một tài sản cố định hữu hình.

Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn sau:

1 - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

2 - Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;

3 - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

Nhưng không hình thành tài sản cố định hữu hình được coi là tài sản cố định vô hình.

Lưu ý:

- Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả 03 tiêu chuẩn trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp mà không được trích khấu hao.

- Các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cố định vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời 07 điều kiện sau:

+ Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

+ Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

+ Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

+ Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

+ Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

+ Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

+ Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

3. Quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi nào?

Căn cứ Điểm đ, Khoản 2, Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính quy định :

- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm:

+ Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn).

+ Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.....

- Quyền sử dụng đất không ghi nhận là TSCĐ vô hình gồm:

+ Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.

+ Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.

+ Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.

3. Những câu hỏi thường gặp

3.1 Quyền sử dụng đất thuộc loại tài sản cố định nào?

Khi tiến hành phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản, quyền sử dụng đất được xếp vào loại tài sản cố định vô hình.

3.2 Tài sản cố định là quyền sử dụng đất có thuộc trường hợp không phải trích khấu hao hay không?

Chỉ trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản cố định vô hình thuộc quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 45/2018/TT-BTC thì mới không cần phải tính khấu hao, còn lại vẫn phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

3.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi nào không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi nào uy tín, trọn gói cho khách hàng.

3.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi nào của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Nói tóm lại, qua bài viết trên, ACC Group đã gửi tới quý khách hàng một số thông tin cơ bản về quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi nào. Kính mong quý khách hàng đón đọc và ủng hộ bài viết của ACC Group.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo