Câu trả lời cho câu hỏi sở hữu trí tuệ là vật quyền hay trái quyền

Khái niệm vật quyền và trái quyền đã tồn tại từ thời kỳ La Mã (cách đây hơn 1500 năm). Hiện nay, Bộ Luật Dân sự của Nhật Bản cũng quy định vật quyền tại phần hai, trái quyền tại phần ba. Bộ Luật Dân sự của Đức, quy định chung về vật quyền tại phần một, phần thứ hai là trái quyền. Vậy vật quyền trái quyền là gì và sở hữu trí tuệ là vật quyền hay trái quyền, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Vật quyền, trái quyền là gì?

Để tìm hiểu sở hữu trí tuệ là vật quyền hay trái quyền, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu vật quyền, trái quyền là gì

Vật quyền  có thể hiểu là quyền sở hữu đối với  tài sản của mình. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản ( Điều 158 Bộ Luật dân sự 2015) . Vậy trong Bộ Luật Dân sự, thì toàn bộ phần “Tài sản và quyền sở hữu” sẽ là vật quyền

Ngoài ra, Quyền trên tài sản của người khác thì gọi là vật quyền hạn chế. 

Đối ngược với vật quyền là trái quyền. Trái quyền là quyền của một người được yêu cầu người khác phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định và chỉ qua hành vi của người đó thì quyền và lợi ích của người có quyền mới được đáp ứng. trái quyền có đối tượng là công việc và trái quyền có đối tượng là chuyển giao một vật quyền.

Trong Bộ Luật dân sự 2015 trái quyền được thể hiện thông qua các quy định về quyền và nghĩa vụ dân sự. 

Điều 274. Nghĩa vụ

“Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).”

Ngoài ra, liên quan đến trái quyền, Bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau: 

Điều 11. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự

“Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.

5. Buộc bồi thường thiệt hại.

6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

7. Yêu cầu khác theo quy định của luật”

2. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ  có phải là một trong những căn cứ xác lập quyền dân sự không và có là một tài sản?

Liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ là vật quyền hay trái quyền, chúng ta cần tìm hiểu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có phải là một trong những căn cứ xác lập quyền dân sự không và có là một tài sản. Để tìm hiểu về vấn đề này, căn cứ điều 8 Bộ Luật dân sự 2015, liên quan đến căn cứ xác lập quyền dân sự như sau:

Điều 8. Căn cứ xác lập quyền dân sự

“Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:

4. Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ”

Như vậy, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là một trong những căn cứ xác lập quyền dân sự.

Ngoài ra, khoản 1 điều 105 Bộ Luật dân sự 2015 quy định quyền tài sản cũng là một loại tài sản, và theo điều 115 đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cũng là một tài sản cụ thể như sau.

Điều 115. Quyền tài sản

“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”

3. Sở hữu trí tuệ là vật quyền hay trái quyền

Để tìm hiểu, sở hữu trí tuệ là vật quyền hay trái quyền , chúng ta cùng tìm hiểu các điều luật dưới đây.

Căn cứ Điều 221 Bộ Luật dân sự 2015, ta có căn cứ xác lập quyền sở hữu như sau:

Điều 221. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

“Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.”

Như vậy, có thể thấy quyền đối với đối tượng sở hữu trí tuệ là vật quyền, vì đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cũng là căn cứ xác lập quyền sở hữu. Theo khái niệm trên, vật quyền có thể hiểu là quyền sở hữu đối với  tài sản của mình.

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề quyền đối với đối tượng sở hữu trí tuệ là vật quyền, Điều 222 Bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 222. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

“Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.

Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ”

Liên quan đến trái quyền, ta có quy định tại Điều 8 Bộ Luật Dân sự như sau:

Điều 8. Căn cứ xác lập quyền dân sự

“Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:

4. Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ”

Như vậy, kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là căn cứ để xác lập quyền dân sự mà theo định nghĩa ở trên trái quyền được thể hiện thông qua các quy định về quyền và nghĩa vụ dân sự. Vậy quyền đối với đối tượng sở hữu trí tuệ là trái quyền.

Như vậy chúng ta có thể kết luận, để trả lời cho câu hỏi sở hữu trí tuệ là vật quyền hay trái quyền thì sở hữu trí tuệ là vật quyền và cũng là trái quyền.

Trên là những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ là vật quyền hay trái quyền. Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề sở hữu trí tuệ là vật quyền hay trái quyền hoặc bất kỳ vấn đề khác thì đừng ngần ngại mà hãy gọi cho chúng tôi luôn. Chúng tôi là đơn vị hàng đầu về tư vấn cũng như hỗ trợ các vấn đề pháp lý hàng đầu Việt Nam.

4. Dịch vụ của chúng tôi có những ưu điểm gì?

  • Những Luật sư uy tín hàng đầu Luôn luôn cố gắng bảo vệ một cách tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho Khách hàng.
  • Chất lượng dịch vụ luôn luôn đi cùng với uy tín, làm việc hết sức mình để đem lại tối đa lợi ích cho khách hàng.
  • Chi phí hợp lý, công khai 

5. Các dịch vụ của công ty Luật ACC gồm gì?

  • Tư vấn về pháp luật hiện hành liên quan đến vụ án, vụ việc và cách giải quyết vụ án, vụ việc thấu tình đạt lý.
  • Tham gia quá trình tố tụng với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng chỉ cần được khách hàng ủy quyền.
  • Đại diện cho khách hàng, đưa ra những chứng cứ, chứng minh bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại phiên tòa tranh chấp
  • Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật 
  • Dịch vụ tư vấn qua điện thoại an toàn, nhanh chóng, gọn gàng. Dù không đến văn phòng, công ty luật, khách hàng vẫn được tư vấn đầy đủ, chính xác nhất.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sở hữu trí tuệ là vật quyền hay trái quyền. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo