Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? (Cập nhật 2022)

Trong pháp luật dân sự, tài sản và quyền sở hữu được xem là một trong những nội dung quan trọng, là tiền đề của các quan hệ pháp luật dân sự về tài sản. Đây là chế định cơ bản, làm cơ sở cho việc quy định các vấn dề khác về hợp đồng, nghĩa vụ dân sự có liên quan. Vậy quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Pháp luật quy định như thế nào về lĩnh vực trên? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?
Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015.

2. Tài sản là gì?

Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự, tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

  • Vật là loại tài sản phổ biến và thông dụng nhất trong đời sống con người. Theo quy định, vật phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Là một bộ phận của thế giới vật chất; con người kiểm soát được và đáp ứng lợi ích cho con người.
  • Tiền là giá trị của hàng hóa được xác định bằng lượng lao động kết tinh để sản xuất ra hàng hóa đó. Tiền còn có một khía cạnh chính trị - pháp lý đặc biệt, thể hiện tư cách đại diện cho chủ quyền quốc gia. Ngoài tiền có giá trị thanh toán còn tồn tại các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền như cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, séc, chứng chỉ tiền gửi, quy định những khoản tiền cụ thể mà chủ thể được hưởng khi xuất trình trước một tổ chức có trách nhiệm (ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng).
  • Quyền tài sản phải thỏa mãn hai điều kiện là trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Đây là những quyền gắn liền với tài sản mà khi thực hiện các quyền đó chủ sở hữu sẽ có một tài sản. Ví dụ: Quyền đòi nợ, quyền sở hữu công nghiệp...

3. Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?

Quyền sở hữu tài sản của công dân được hiểu theo 02 nghĩa. Nếu hiểu theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu tài sản của công dân là toàn bộ các quy định của Nhà nước về vấn đề sở hữu, nếu theo nghĩa chủ quan, đây là toàn bộ những hành vi mà chủ sở hữu được pháp luật cho phép thực hiện trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo ý chí của mình.

Nói một cách khái quát, quyền sở hữu được hiểu là các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các loại tài sản trong xã hội.

4. Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?

4.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?

Quyền sở hữu tài sản của công dân được xác lập trong các trường hợp sau đây:

  • Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp.
  • Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Thu hoa lợi, lợi tức.
  • Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
  • Người được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu tài sản được thừa kế do người chết để lại.
  • Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
  • Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, trừ trường hợp tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.
  • Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Theo đó, những tài sản nào không được xác lập theo một trong các căn cứ trên thì tài sản đó không được pháp luật thừa nhận quyền sở hữu của cá nhân và người chiếm hữu tài sản đó không được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện quyền với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản.

4.2. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?

Quyền sở hữu tài sản của công dân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  • Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay hoặc thông qua việc để lại thừa kế.
  • Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.
  • Khi tài sản bị tiêu hủy thì quyền sở hữu của người có tài sản chấm dứt tại thời điểm tài sản bị tiêu hủy.
  • Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
  • Khi tài sản bị trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì lí do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
  • Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước.
  • Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định.
  • Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý.

Thời gian ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao lâu?

Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Quyền sở hữu là gì?

Quyền sở hữu được hiểu là các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các loại tài sản trong xã hội.

Trên đây là những quy định pháp lý về quyền sở hữu tài sản của công dân là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và chính xác về quyền sở hữu tài sản của công dân. Nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ thì hãy liên hệ cho chúng tôi thông qua:

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (673 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo