Quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào? (Cập nhật 2024)

Con cái được coi là một trong những tài sản vô giá của cha mẹ, do đó trong trường hợp ly hôn thì không ít các vụ việc tranh chấp quyền nuôi con diễn ra. Vậy theo quy định hiện hành thì quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào? Khi nào thì cha mẹ có quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng con cái? Việc cố tình cản trợ quấy nhiễu người kia trong quá trình nuôi dưỡng con cái có vi phạm pháp luật không? Để giải đáp các câu hỏi trên hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

quyen-nuoi-con-sau-khi-ly-hon

Quyền nuôi con sau ly hôn

1. Quyền nuôi con là gì?

Quyền nuôi con được hiểu là việc người có quyền nuôi con hợp pháp sau khi vợ chồng tiến hành ly hôn. Người dó sẽ chịu trách nhiệm trong việc chăm sóc, chăm nom trực tiếp cho con cũng như chịu các vấn đề pháp lý cho con cho đến khi con đủ 18 tuổi. Người không có quyền nuôi con thì vẫn phải chịu một phần trách nhiệm nuôi dưỡng, trợ cấp đối với trường hợp con chưa thành niên, con mất khả năng lao động cũng như con không có khả năng lao động. Hiện nay thì việc giành quyền nuôi con sau khi ly hôn không còn là vấn đề xa lạ, mặc dù vậy do yếu tố dân sự cũng như để đảm bảo quyền lợi của con thì tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để xác định người có quyền nuôi con hợp pháp.

2. Quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 và tình hình thực tiễn thì Tòa án luôn dựa trên nguyên tắc sự thỏa thuận của hai vợ chồng để làm căn cứ xác định quyền nuôi các con sau khi ly hôn cho hai vợ chồng. Trong trường hợp hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn, vấn đề nuôi con có thể tự tiến hành thỏa thuận về người trực tiếp nuôi, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, cũng như các vấn đề liên quan đến trách nhiệm cấp dưỡng trong trường hợp không trực tiếp nuôi con, thì tòa án sẽ thực hiện theo thỏa thuận của hai vợ chồng.
Tuy nhiên thì không phải trường hợp nào hai vợ chồng cũng có thể thỏa thuận đối với vấn đề này, do đó để có thể xử lý các trường hợp có tranh chấp xảy ra, luật hôn nhân và gia đình đã quy định cụ thể về quyền nuôi con sau ly hôn như sau:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái trong các trường hợp sau:

  • Con chưa thành niên.
  • Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
  • Con không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
- Trường hợp không thỏa thuận được quyền nuôi con khi 2 vợ chồng ly hôn thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
- Trường hợp nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy có thể dựa vào các quy định trên về giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn của pháp luật Việt Nam thì chúng ta có thể chia thành các trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Hai vợ chồng thỏa thuận người nuôi con sau khi ly hôn
Theo quy định quyền nuôi con trong luật hôn nhân gia đình thì nếu hai vợ chồng có thỏa thuận được vấn đề này, Tòa án sẽ đưa và chỉ định trực tiếp cho người đó.
- Trường hợp 2: Hai vợ chồng không thỏa thuận được.
Theo đó trường hợp không có thỏa thuận sẽ căn cứ vào độ tuổi của con để đưa ra quyết định, trường hợp con từ đủ 07 tuổi thì việc xác định quyền nuôi con của bố mẹ sẽ phải căn cứ vào nguyện vọng của con. Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, hay dưới 3 tuổi quyền ưu tiên nuôi con khi ly hôn thuộc về người mẹ. Việc này quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý, bởi khi trẻ còn quá nhỏ cần được sự chăm sóc chu đáo cũng như phải được sử dụng sữa mẹ, do đó mà pháp luật cũng ưu tiên cho con ở với mẹ hơn.
Lưu ý: Mặc dù con dưới 3 tuổi được ưu tiên cho mẹ nuôi, những trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng con cái hoặc có thỏa thuận khác để đảm bảo lợi ích cho người con, thì Tòa án vẫn xem xét và để cho bố nuôi con.

3. Quyền được nuôi con sau ly hôn gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 82 và 83 Luật hôn nhân và gia đình, quyền được nuôi con sau ly hôn sẽ bao gồm đối với người trực tiếp nuôi và người không trực tiếp nuôi dưỡng như sau:
- Đối với cha mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng con cái:
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Đối với người không trực tiếp có quyền nuôi con sau ly hôn:

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi theo quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tiến hành cấp dưỡng cho con.
    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được quyền cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc cố tình gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án thực hiện việc hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Như vậy có thể thấy, theo quy định quyền nuôi con khi ly hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, thì trường hợp cha mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con thì vẫn phải cấp dưỡng cho con cái của mình và có quyền đi thăm nom con, trừ trường hợp việc đi thăm nom đó là hành vi cố tình cản trở việc chăm sóc của người trực tiếp nuôi. Trong trường hợp này người đang nuôi dưỡng có quyền yêu cầu tòa án hạn chế đến thăm.

4. Quy định về việc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Hiện nay thì nhằm tạo sự linh động cũng như tình hình thực tế, pháp luật còn quy định trường hợp vợ chồng thỏa thuận và thực hiện thủ tục thay đổi người trực tiếp chăm sóc, nuôi con sau khi ly hôn tại Điều 84. Theo đó pháp luật quy định như sau:
- Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể tiến hành đưa ra quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết theo quy định khi có một trong các căn cứ sau đây:
Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
- Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

  • Người thân thích;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy có thể thấy, trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng mà bố mẹ có thỏa thuận thay thế người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố mẹ không đáp ứng đủ điều kiện để nuôi con làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của con, pháp luật có quyền thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn của bố mẹ trước đó.

5. Một số câu hỏi thường gặp về quyền nuôi con sau ly hôn

5.1 Quyền nuôi con dưới 18 tuổi thuộc về ai?

Theo quy định hiện hành, quyền nuôi con dưới 18 tuổi sẽ được ưu tiên cho người mẹ, tuy nhiên trường hợp có thỏa thuận hoặc người mẹ không đáp ứng đủ điều kiện chăm sóc đảm bảo quyền lợi cho con thì tòa án sẽ chỉ định người khác phù hợp hơn.

5.2 Ly hôn mẹ có quyền nuôi con không?

Hiện nay thì quyền nuôi con sau khi ly hôn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của bố và mẹ, trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ căn cứ vào độ tuổi, nguyện vọng của con cũng như điều kiện của bố mẹ để đưa ra quyết định về người chăm sóc trực tiếp nuôi dưỡng của con.

5.3 Khi nào phải hỏi ý kiến của con?

Trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải hỏi ý kiến của con, xem xét con muốn sống và ở cùng với ai. Trong trường hợp bố mẹ có thỏa thuận thay đổi người chăm sóc trực tiếp cho con cũng phải hỏi ý kiến của con.

5.4 Bố mẹ không đủ điều kiện nuôi con sau khi ly hôn?

Trường hợp cả bố và mẹ đều không đủ điều kiện nuôi con thì sẽ giao cho người giám hộ, người thân thích của con. Trường hợp không có người thân thích thì sẽ giao cho các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em để chăm sóc và nuôi dưỡng.
Trên đây là toàn bộ nội dung của ACC tư vấn về quyền nuôi con sau ly hôn, đây được coi một trong những vấn đề được nhiều cá nhân, gia đình chú ý. Hiện nay việc giải quyết quyền nuôi con sau khi ly hôn phụ thuộc vào sự thỏa thuận, điều kiện cũng như nguyện vọng của con cái để chia ra các trường hợp khác nhau. Trong quá trình tìm hiểu nếu như vẫn còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp tới các chuyên viên tư vấn của chúng tôi, để được giải đáp một cách nhanh chóng.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (826 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo