Quyền nuôi con khi mang thai (Cập nhật mới nhất 2024)

Để đảm bảo sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi mà pháp luật quy định rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền nuôi con khi mang thai của người mẹ. Theo đó thì quy định như vậy rất hợp lý bởi khoảng thời gian này người mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về các quy định của vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

quyen-nuoi-con-khi-mang-thai

Quyền nuôi con khi mang thai

1. Quyền nuôi con khi mang thai trong quan hệ hôn nhân và gia đình

Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình, quyền nuôi con khi mang thai được quy định như sau:

- Trong thời gian mang thai, người chồng không được đưa ra yêu cầu ly hôn đối với người mẹ.

- Trong trường hợp người mẹ muốn đưa ra yêu cầu ly hôn thì vẫn được tòa án đồng ý.

Theo đó trong trường hợp hai vợ chồng đã có con trước đó, thì tòa án sẽ căn cứ vào độ tuổi của con, điều kiện sống của hai người để đưa ra quyết định nếu như hai bên không thể tự thỏa thuận.

Theo đó nếu con dưới 36 tháng tuổi, sẽ ưu tiên được ở với mẹ, do mẹ trực tiếp chăm sóc. Con từ đủ 07 tuổi sẽ xem xét nguyện vọng mong muốn của con hiện muốn sống cùng với ai hơn. Trong các trường hợp khác thì tòa sẽ căn cứ theo điều kiện cũng như thời gian chăm sóc của hai người mà đưa ra quyết định cuối cùng.

2. Quyền nuôi con khi mang thai trong quan hệ lao động

Bên cạnh luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật lao động cũng quy định rất nhiều vấn đề về quyền nuôi con khi mang thai, theo đó người lao động nữ được đảm bảo các quyền lợi sau đây:

- Người sử dụng lao động không được phép sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp lao động nữ đang mang thai, trừ trường hợp được lao động nữ đầy đủ sức khỏe và đồng ý.

- Lao động nữ mang thai làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Đồng thời người sử dụng lao động phải tiến hành cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ của công việc thuộc danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành để lao động nữ lựa chọn và phải bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho họ. 

- Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do lao động nữ đang mang thai, trừ trường hợp:

+ Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;

+ Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

- Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

- Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về quyền nuôi con khi mang thai theo các quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ vấn đề nào thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp tới các chuyên viên tư vấn của chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo