Hiện nay trên thực tế, mặc dù nhiều gia đình chưa ly hôn nhưng đã có những bất đồng quan điểm, dẫn tới hiện tượng ly thân. Theo đó ly thân được hiểu là việc hai vợ chồng chưa tiến hành ly hôn ngoài tòa án, tuy nhiên không cùng nhau chung sống hoặc chung sống nhưng không có các quan hệ vợ chồng thường có. Đây chính là một trong những biểu hiện mối quan hệ của hai vợ chồng trên thực tế thực sự bị rạn nứt, khó có thể hàn gắn lại với nhau, tuy nhiên có thể vì lý do gia đình, con cái mà không tiến hành ly hôn. Bài viết dưới đây, ACC sẽ tư vấn về quyền nuôi con khi chưa ly hôn của hai vợ chồng theo quy định của pháp luật.. Hãy theo dõi để hiểu hơn về vấn đề này.
Quyền nuôi con khi chưa ly hôn
1. Chưa ly hôn nhưng không còn chung sống với nhau được hiểu như thế nào?
Trước khi đi tìm hiểu về quyền nuôi con khi chưa ly hôn, nhưng đã không còn chung sống với nhau nữa thì chúng ta cần phải nắm rõ được khái niệm về vấn đề ly thân.
Theo đó khi mối quan hệ hôn nhân trên thực tế giữa các cặp vợ chồng ngày càng có nhiều ý kiến bất đồng, cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng bế tắc, đời sống không ổn định, các mâu thuẫn trong mọi vấn đề từ công việc, gia đình, con cái ngày càng gay gắt, xảy ra một cách đỉnh điểm, thường xuyên và không thể tìm cho nhau được tiếng nói chung thì họ thường lựa chọn không chung sống với nhau trong một khoảng thời gian để hai người có thể xác định lại mối quan hệ.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định cụ thể điều chỉnh cụ thể về vấn đề trong trường hợp hai vợ chồng chưa ly hôn nhưng không còn sống với nhau nữa, hay còn gọi là ly thân như thế nào.
Theo đó trên thực tế thì vấn đề ly thân cũng như mọi vấn đề khác đều do hai bên có thể tiến hành thỏa thuận với nhau. Việc không cho chế định này vào điều chỉnh vô cùng hợp lý, bởi trên thực tế nếu như vợ chồng phải ra tòa làm thủ tục đăng ký ly thân thì có thể dẫn tới mâu thuẫn bất đồng ngày càng dâng cao và đưa tới quyết định ly hôn nhanh hơn.
2. Quyền nuôi con khi chưa ly hôn trong pháp luật hiện hành
Do hai vợ chồng chưa tiến hành ly hôn nên quyền nuôi con trong vấn đề này hoàn toàn do hai vợ chồng tự thỏa thuận với nhau. Như đã trình bày ở trên do chế định ly thân chưa được cho vào Luật hôn nhân và gia đình, do đó quyền nuôi con khi chưa ly hôn cũng không được điều chỉnh.
Vì vậy, trong khoảng thời gian hai vợ chồng không còn sinh sống với nhau nữa, pháp luật sẽ không đặt ra vấn đề người mẹ hay người bố sẽ có quyền nuôi con trong giai đoạn này. Trong khoảng thời gian hai người tiến hành ly thân, sống tách biệt, cả người chồng và người vợ muốn giải quyết vấn ai sẽ có quyền trực tiếp chăm sóc nuôi con thì có thể cùng nhau thỏa thuận. Ngoài ra hai người có thể hỏi ý kiến của con để đưa ra quyết định, xem con muốn sống cùng ai hơn. Trong trường hợp khi con còn quá bé thì quyền nuôi con khi chưa ly hôn theo ACC vẫn nên để cho mẹ nuôi, bởi giai đoạn này thì việc sự bao bọc của người mẹ là vô cùng cần thiết.
Nếu như hai bên không thể thỏa thuận thì vợ chồng có thể thực hiện thủ tục ly hôn để Tòa án có thẩm quyền đưa ra quyết định ai sẽ nuôi con, ai sẽ là người tiến hành cấp dưỡng cho con.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về quyền nuôi con khi chưa ly hôn. Vấn đề ly thân, hay không còn chung sống với nhau trên thực tế nhưng không tiến hành ly hôn không còn xa lạ trong thực tế, tuy nhiên tránh hệ lụy về sau thì pháp luật chưa đưa chế định này vào điều chỉnh, theo đó mà quyền nuôi con khi ly thân cũng chưa được pháp luật quy định mà phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của hai vợ chồng.
Nội dung bài viết:
Bình luận