Quyền lợi là gì? (Cập nhật 2024)

Quyền lợi hay còn gọi là quyền và lợi ích hợp pháp là những điều mà cá nhân/tổ chức được làm, hoặc các hành vi mà các chủ thể khác không được làm đối với người có quyền nhằm bảo vệ những quyền lợi mà người có quyền được hưởng. Thực tế có rất nhiều hình thức và căn cứ phát sinh quyền lợi, như: quyền công dân, quyền con người, quyền phát sinh từ hợp đồng,.... Vậy quyền lợi là gì? Pháp luật quy định như thế nào? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Quyền lợi là gì? (Cập nhật 2023).

Quyền Lợi Là Gì?

Quyền lợi là gì? (Cập nhật 2023)

1. Quyền là gì?

Quyền là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Quyền công dân là Khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu. Quyền tiếng Anh là ” Rights “ Quyền con người tiếng Anh là ” Human rights “ Quyền công dân tiếng Anh là “ Citizen rights “

2. Quyền lợi là gì? (Cập nhật 2023)

Quyền lợi là Quyền được hưởng những lợi ích về chính trị xã hội, về vật chất, tinh thần do kết quả hoạt động của bản thân tạo nên hoặc do phúc lợi chung cho nhà nước, xã hội hoặc tập thể cơ quan, xí nghiệp, tổ chức nơi mình sống, làm việc đem lại. Quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ là cơ sở pháp lí để được hưởng quyền lợi.

3. Nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân

Nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 từ Điều 14 đến Điều 18 như sau: – Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. – Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. – Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. – Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. – Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. – Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. – Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. – Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác; Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ. – Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

4. Quy định của pháp luật Quyền con người

Hiến pháp năm 2013 đặc biệt quan tâm đặt vị trí của chương “Quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” Cụ thể, đó là các quyền: Mọi người có quyền tự do và bình đẳng: Tự do có từ khi con người được sinh ra. Mọi người đều có tư tưởng và ý kiến riêng và phải được đối xử bình đẳng.

Không phân biệt đối xử: Quyền này áp dụng cho tất cả mọi người, bất chấp mọi khác biệt. Quyền được sống: Chúng ta đều có quyền sống, đồng thời sống trong tự do và an toàn. Không nô lệ: Không ai có quyền buộc chúng ta làm nô lệ. Chúng ta cũng không thể buộc bất cứ ai làm nô lệ cho chúng ta. Không tra tấn: Không ai có quyền làm tổn thương hoặc tra tấn chúng ta. Tất cả chúng ta có quyền áp dụng pháp luật ngang nhau: Tôi là một con người giống như bạn. Tất cả chúng ta được bảo vệ bởi pháp luật: Pháp luật là như nhau cho tất cả mọi người. Nó phải đối xử với chúng ta một cách công bằng Xét xử công bằng bởi các phiên tòa công bằng: Tất cả chúng ta có thể yêu cầu luật pháp bảo vệ chúng ta khi chúng ta không được đối xử công bằng Không giam giữ bất công: Không ai có quyền bắt chúng ta vào tù mà không có một lý do chính đáng và giam chúng ta ở đó, hoặc đuổi chúng ta ra khỏi đất nước của chúng ta . Quyền được xét xử: Nếu chúng ta bị đưa ra xét xử thì phiên xử phải được công khai. Những người xét xử chúng ta không được để người khác ra lệnh cho họ phải làm gì. Chúng ta luôn vô tội cho đến khi chứng minh có tội: Không ai bị quy tội vì làm một cái gì đó cho đến khi nó được chứng minh có tội. Khi người ta nói chúng ta đã làm một điều xấu, chúng ta có quyền chứng minh điều đó không đúng. Quyền riêng tư: Không ai có quyền làm hại thanh danh của chúng ta. Không ai có quyền vào nhà, mở thư, làm phiền chúng ta hoặc gia đình của chúng ta mà không có lý do chính đáng . Tự do đi lại: Tất cả chúng ta có quyền sống bất cứ đâu mà chúng ta muốn trong đất nước của chúng ta và quyền đi lại như chúng ta muốn. Quyền tìm nơi an toàn để sống: Nếu chúng ta sợ bị đối xử tệ trong nước của chúng ta, tất cả chúng ta có quyền chạy đến nước khác để được an toàn . Quyền có quốc tịch: Tất cả chúng ta có quyền thuộc về một quốc gia nào đó. Hôn nhân và gia đình: Mỗi người trưởng thành có quyền kết hôn và có một gia đình nếu họ muốn. Đàn ông và đàn bà có quyền như nhau khi họ kết hôn cũng như khi họ ly hôn. Quyền sở hữu cá nhân: Mọi người đều có quyền sở hữu riêng hay sở hữu chung. Không ai được quyền tước đoạt mà không có lý do chính đáng. Tự do tư tưởng: Tất cả chúng ta có quyền tin vào những gì chúng ta muốn tin, quyền có tôn giáo, và quyền thay đổi nó nếu chúng ta muốn. Tự do ngôn luận: Tất cả chúng ta có quyền tạo thể hiện tư tưởng của mình, quyền suy nghĩ những gì mình thích, quyền nói những gì mình nghĩ, và quyền chia sẻ những ý tưởng của mình với những người khác. Quyền tụ hợp nơi công cộng: Tất cả chúng ta có quyền gặp gỡ bạn bè của chúng ta và làm việc cùng nhau một cách ôn hòa để bảo vệ quyền của mình. Không ai có thể buộc chúng ta tham gia vào một nhóm nếu chúng ta không muốn . Quyền dân chủ: Chúng ta đều có quyền tham gia vào chính phủ. Mỗi người trưởng thành có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo của mình. Quyền hưởng an sinh xã hội: Tất cả chúng ta có quyền hưởng nhà ở giá rẻ, y học, giáo dục, chăm sóc trẻ em, đủ tiền để sống và trợ giúp y tế nếu chúng ta bị bệnh hoặc già . Quyền của người lao động: Mỗi người trưởng thành có quyền làm một công việc, một mức lương công bằng cho việc đã làm và tham gia công đoàn. Quyền nghỉ ngơi: Chúng ta đều có quyền nghỉ ngơi và thư giãn. Thực phẩm và nơi ở cho mọi người: Chúng ta đều có quyền được hưởng một cuộc sống tốt đẹp. Bà mẹ và trẻ em, người già, người tàn tật, tất cả đều có quyền được chăm sóc. Quyền được giáo dục: Giáo dục là một quyền. Giáo dục nên được miễn phí ít nhất là cho cấp tiểu học. Bản quyền và văn hóa: Bản quyền là một đạo luật đặc biệt bảo vệ sự sáng tạo nghệ thuật và các tác phẩm của một người: Những người khác không thể sao chép mà không có phép . Tất cả chúng ta có quyền theo cách riêng của chúng ta về cuộc sống và thụ hưởng những điều tốt đẹp mà nghệ thuật, khoa học và hiểu biết mang lại. Một thế giới tự do và công bằng: Mọi người được quyền sống với trật tự quốc tế và xã hội mà ở đó quyền và tự do như được  được công bố trong bản Tuyên bố này phải được thừa nhận đầy đủ. Trách nhiệm: Chúng ta có trách nhiệm với những người khác và chúng ta  phải bảo vệ quyền và tự do của họ . Không ai có thể lấy đi những quyền và tự do của bạn

5. Một số câu hỏi thường gặp

Quyền lợi của người lao động là gì? Người lao động có các quyền sau đây: a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc; b) Hưng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể; c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động; d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc; đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; e) Đình công; g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn là gì?

  • Chồng không được yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai
  • Khi ly hôn, vợ ở nhà nội trợ vẫn là lao động có thu nhập
  • Vợ được trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Xem thêm: Tiền chất là gì? (Cập nhật 2022) Xem thêm: Pháp trường là gì? (Cập nhật 2022)

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Quyền lợi là gì? (Cập nhật 2023). Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

✅ Kiến thức: ⭕ Quyền lợi
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo