Quyền lợi khi thành lập hợp tác xã theo quy định là gì?

Sự ra đời của hợp tác xã là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường và khi thành lập, ngoài các quyền lợi khi thành lập hợp tác xã được quy định tại Luật HTX năm 2012 thì những quyền lợi về ưu đãi khác được thống kê gồm:

Những năm qua, hợp tác xã ở Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành một yếu tố đóng góp vào sự thành công của nền kinh tế thị trường. Luật hợp tác xã năm 2012 quy định khi thành lập và lựa chọn hợp tác xã là mô hình kinh doanh, thì các chủ thể được nhận lại các quyền và thực hiện nghĩa vụ tương ứng. Trong bài viết dưới đây, để cập nhật những vấn đề này, Luật ACC xin đưa đến các quyền lợi khi thành lập hợp tác xã cho quý khách cùng tìm hiểu!

quyen-loi-khi-thanh-lap-hop-tac-xa

Quyền lợi hợp tác xã khi thành lập được quy định tại Luật HTX năm 2012

1. Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Những đặc điểm chính của hợp tác xã để phân biệt với các loại hình khác như hộ kinh doanh, doanh nghiệp bao gồm:

  • Hợp tác xã là được thành lập trên cơ sở tự nguyện, hợp tác, bình đẳng, đồng sở hữu, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên hợp tác xã, nhằm mang lại lợi ích cho thành viên thông qua đáp ứng nhu cầu chung của thành viên về kinh tế, xã hội và văn hóa.
  • Các thành viên trong hợp tác xã có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã.
  • Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.

2. Những quyền lợi khi thành lập hợp tác xã?

Mỗi một hình thức được pháp luật quy định thành lập đều có những quyền lợi nhất định. Đối với hợp tác xã, quyền lợi khi thành lập hợp tác xã được quy định tại Điều 8, Luật Hợp tác xã năm 2012, bao gồm:

  • Thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liêu hiệp hợp tác xã; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình.
  • Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.
  • Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên.
  • Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên và chi tiết cụ thể dược quy định tại Điều 5 Nghị định 193/2013/NĐ-CP
  • Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên.
  • Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.
  • Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Tham gia các tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý thành viên, hợp tác xã thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.

3. Những ưu điểm nếu lựa chọn thành lập hợp tác xã

Ngoài các quyền lợi khi thành lập hợp tác xã được luật định thì những quyền lợi khác chủ thể có thể được hưởng và tốt hơn so với các loại hình khác như:

  • Hợp tác xã có thể thu hút được đông đảo người lao động tham gia bởi tính gần gũi và phù hợp với đặc thù kinh doanh Việt Nam
  • Sự bình đẳng, cân bằng trong quản lý hợp tác xã đã làm các xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn như các loại hình doanh nghiệp
  • Các xã viên tham gia hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trước các hoạt động của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã (trách nhiệm hữu hạn)

Như vậy, trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật ACC liên quan đến nội dung quyền lợi khi thành lập hợp tác xã. Chúng tôi – Đồng hành pháp lý cùng bạn với đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm, lành nghề đảm bảo đưa đến dịch vụ tư vấn pháp lý tốt nhất cho mọi đối tượng và chi phí thành lập chỉ 299.000đ. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc qua địa chỉ liên hệ:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo