Quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình

Việc tôn trọng quyền liên quan là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi của tất cả những người tham gia vào quá trình sản xuất âm nhạc, phim ảnh và các sản phẩm văn hóa khác. Vậy điều kiện bảo hộ cũng như thời hạn bảo hộ quyền Quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình được quy định như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu ngay nhé!

Quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình

Quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình

1. Quyền liên quan là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định về khái niệm quyền liên quan đến quyền tác giả như sau: Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Quyền liên quan có ý nghĩa giúp: 

  • Đảm bảo rằng những người có đóng góp vào quá trình sản xuất bản ghi âm, ghi hình cũng được hưởng lợi từ sản phẩm của mình.
  • Bảo vệ quyền liên quan tạo động lực cho các nhà đầu tư và những người có liên quan khác tham gia vào quá trình sản xuất âm nhạc, phim ảnh.
  • Bảo vệ quyền liên quan giúp bảo vệ sự đa dạng và phong phú của các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật.

2. Đối tượng quyền liên quan được bảo hộ quyền liên quan

Đối tượng quyền liên quan được bảo hộ quyền liên quan

Đối tượng quyền liên quan được bảo hộ quyền liên quan

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì những đối tượng quyền liên quan sau đây sẽ được bảo hộ:

- Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;

+ Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;

+ Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;

+ Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;

+ Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;

+ Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;

+ Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này với điều kiện không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.

3. Điều kiện để được bảo hộ quyền liên quan

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì những tổ chức, cá nhân sau đây được bảo hộ quyền liên quan:

- Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).

- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.

- Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).

- Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng).

Để tìm hiểu thêm về: Bàn về Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công ngh , mời quý khách tham khảo bài viết sau!

4. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

Thời hạn bảo hộ quyền liên quan được quy định tại Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

  • Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
  • Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.
  • Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.
  • Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.

Như vậy, theo quy định, thời hạn bảo hộ quyền liên quan của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.

Thời hạn bảo hộ này sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.

5. Phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

Tiêu chí phân biệt

Quyền tác giả

Quyền liên quan đến quyền tác giả

Khái niệm

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

(CSPL: khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009)

Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

(CSPL: khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009)

Chủ sở hữu

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ quyền nhân thân và quyền tài sản, bao gồm:

- Tác giả,

- Các đồng tác giả.

- Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả,

- Người thừa kế,

- Người được chuyển giao quyền,

- Nhà nước.

(CSPL: Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sử đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)

Chủ sở hữu quyền liên quan bao gồm:

- Người biểu diễn sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan;

- Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan;

- Tổ chức phát sóng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

(CSPL: Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)

Căn cứ phát sinh

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

(CSPL: khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chư­ơng trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

(CSPL: khoản 2 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Đối tượng được bảo hộ

Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.

(CSPL: Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan, bao gồm:

- Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật;

- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu quyền liên quan.

- Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác.

- Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.

(CSPL: Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

6. Câu hỏi thường gặp

Quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình có bao gồm những quyền gì?

Trả lời:

Quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình bao gồm:

  • Quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình.
  • Quyền phân phối, phát hành bản ghi âm, ghi hình.
  • Quyền cho thuê bản ghi âm, ghi hình.
  • Quyền phát sóng hoặc truyền đạt bản ghi âm, ghi hình qua các phương tiện truyền thông.

Làm thế nào để đăng ký quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình?

Trả lời:

Quyền liên quan được bảo hộ tự động mà không cần đăng ký. Tuy nhiên, để tạo ra bằng chứng pháp lý rõ ràng, các tổ chức hoặc cá nhân có thể đăng ký quyền liên quan với Cục Bản quyền tác giả. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền liên quan.
  • Bản sao tác phẩm ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (nếu có).

Quyền liên quan có được bảo hộ quốc tế không?

Trả lời:

Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế như Công ước Rome về bảo hộ quyền của nghệ sĩ biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng. Vì vậy, quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình của tổ chức hoặc cá nhân tại Việt Nam cũng sẽ được bảo hộ tại các quốc gia thành viên của Công ước.

Cảm ơn quý khách đã quan tâm theo dõi bài viết về Quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho quý khách. Nếu bạn có thắc mắc nào hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn hỗ trợ. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo