Dân chủ thường được nhìn nhận dưới góc độ chính trị là hình thức tổ chức chính trị của xã hội dựa trên sự công nhận nhân dân như là nguồn gốc của quyền lực, dựa trên các quyền của nhân dân trong việc tham gia giải quyết những vấn đề của quốc gia và trao cho công dân một loạt quyền và tự do thực sự. Trong thế giới hiện đại, hình thức chính thể cộng hòa dân chủ đang được nhiều quốc gia trên thế giới tuyên bố và theo đuổi. Sở dĩ dân chủ có sức hấp dẫn và lôi cuốn mạnh mẽ xuất phát từ điều quan trọng đối với mỗi người là quyền tự do và quyền tham gia vào các công việc của quốc gia. Dân chủ có thể được coi là giá trị xã hội và chính trị dưới hình thức các quyền con người, chiếm một phần không nhỏ trong hệ thống pháp luật của các quốc gia là các quy định về quyền con người, về cách thức thực hiện các quyền đó trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vậy Quyền tự do lập hội trong Hiến pháp Việt Nam? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Quyền lập hội là gì?
Tự do hội họp và tự do lập hội là những quyền quan trọng giúp thực thi nhiều quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác. Hai quyền này là "những thành tố thiết yếu của một xã hội dân chủ" vì nó cho phép các thành viên "bày tỏ quan điểm chính trị, tham gia vào các mục tiêu văn học và nghệ thuật và các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa khác, tham gia vào việc thờ phụng tôn giáo và các niềm tin khác, hình thành và gia nhập các tổ chức công đoàn và hợp tác xã, bầu chọn những người lãnh đạo đại diện cho mình và buộc họ phải chịu trách nhiệm" (Lời nói đầu của Nghị quyết 15/21 của Hội đồng Nhân quyền).
Một trong những quyền con người là quyền được tự do lập hội và quyền hội họp. Các quyền này xuất phát từ nhu cầu của cá nhân sống trong một xã hội cần những cách thức thể hiện đời sống tinh thần, mong muốn giao tiếp với cộng đồng. Quyền tự do lập hội cùng với quyền tự do hội họp một cách hòa bình được ghi nhận đầu tiên tại Điều 20 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948. Ngoài việc quy định “mọi người có quyền tự do hội họp và lập hội một cách hòa bình”, khoản 2 Điều 20 nêu rõ “không ai bị ép buộc phải tham gia vào bất cứ hiệp hội nào”. Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 đã tái khẳng định và cụ thể hóa tại Điều 22: “ Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình”. Đây không phải là quyền tuyệt đối, bởi nó cho phép các quốc gia có thể đưa ra các hạn chế trong việc thực hiện quyền này vì lý do an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, để bảo vệ các quyền, tự do, sức khỏe của người khác. Tinh thần đó từ Hiến chương và Công ước đã thể hiện nội dung của quyền bao gồm ba cách tiếp cận: quyền thành lập hội; quyền gia nhập hội; quyền hoạt động và điều hành hội (bao gồm cả việc tìm kiếm, huy động các nguồn kinh phí cho hoạt động của hội).
Ở nước ta, quyền lập hội và quyền hội họp bắt đầu được chính thức ghi nhận từ Hiến pháp năm 1946. Tại thời điểm đó, khi mà các điều kiện về nhận thức và truyền tải thông tin còn rất hạn chế, thì việc quy định tại Điều 10 về quyền “tự do tổ chức và hội họp” là một minh chứng lớn cho các quyền dân chủ được xác lập trong nước. Quyền lập hội và quyền hội họp là hai quyền có phạm vi và nội dung khác nhau, nhưng có mối liên quan mật thiết và hợp thành bản chất của quyền, đó là tự do “hội” và “họp”.
2. Quyền tự do lập hội trong Hiến pháp Việt Nam
Về quyền này, trong pháp luật Việt Nam, Điều 25 Hiến pháp quy định: "Công dân có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật". Đê hiện thực hóa quy định này của Hiến pháp, (Điều 163) BLHS quy định về tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Quyền lập hội còn được quy định chi tiết trong Luật về quyền lập hội (năm 1957), Nghị định 88/2003/NĐ-CP (ngày 30/7/2003) hướng dẫn thi hành luật và một số văn bản dưới luật khác.
Căn cứ vào những giới hạn có thể áp đặt với quyền này nêu ở các Điều 21, 22 ICCPR, Điều 118 BLHS đồng thời quy định tội phá rối an ninh mà cấu thành hành vi là kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức. Về khía cạnh này, Nghị định của Chính phủ số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 cũng quy định cụ thê’ về các hành vi bị cấm nhằm bảo đảm trật tự noi công cộng, thủ tục đăng ký tập trung đông người ở noi công cộng với ƯBND có thẩm quyền.
Khi Việt Nam đang xem xét xây dựng Luật về hội theo quy trình, trong dư luận xuất hiện các số ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn còn "e dè" về quyền tự do lập hội, bởi ý tưởng xây dựng Luật về hội đã có từ rất lâu nhưng đến nay vẫn đang trong quá trình xây dựng. Những ý kiến khác đề nghị cần có “không gian dân sự” cho xã hội và không cần “kiểm soát” mọi hội, nhóm trong xã hội. Mới đây nhất, sau phiên tòa xét xử Nguyễn Văn Đài và đồng phạm vi phạm pháp luật hình sự, với tội danh lợi dụng việc đấu tranh “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự” để che giấu mục đích hoạt động của “Hội anh em dân chủ”, một số tiếng nói lạc lõng lại xới lên vấn đề hội, nhóm và quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.
“Không gian dân sự” ở Việt Nam được đảm bảo
Thực tế, “không gian dân sự” cho xã hội đã và vẫn đang tồn tại ở Việt Nam. Kể cả khi chưa có Luật về hội thì trong xã hội Việt Nam cũng đã có rất nhiều hội, nhóm dân sự hoạt động. Tính đến hết năm 2017, Việt Nam có khoảng 68 ngàn hội hoạt động ở các lĩnh vực: nhân đạo, từ thiện, cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo vệ môi trường... Cho đến nay, chưa hề có ai ngăn cản việc các cá nhân, tổ chức thành lập hội, nhóm hay kiểm soát, hạn chế các hội, nhóm ấy hoạt động, trừ phi các hội, nhóm có vi phạm pháp luật.
Ở khía cạnh pháp lý, quyền lập hội là một trong những quyền cơ bản của công dân Việt Nam được ghi nhận xuyên suốt trong tất cả các bản Hiến pháp được Quốc hội Việt Nam thông qua từ trước đến nay. Điều 10 Hiến pháp năm 1946 nêu rõ: công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.
Điều 25 Hiến pháp năm 1959: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó”. Điều 67 Hiến pháp năm 1980: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân. Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó. Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân”.
Điều 69 Hiến pháp năm 1992: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Và Điều 25 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Lợi dụng quyền tự do lập hội để chống phá Việt Nam là trái pháp luật
Sở dĩ Việt Nam có một số lượng lớn các hội, tổ chức hội, hiệp hội… còn là do Nhà nước đã nỗ lực đảm bảo và phát huy tối đa mọi quyền lợi chính đáng của công dân, trong đó có quyền tự do lập hội theo tinh thần của Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự năm 1966 mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Khoản 1, Điều 22 của Công ước này nêu rõ: “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình”.
Tuy nhiên, khoản 2 của Điều 22 lại chỉ ra rằng: “Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác…”. Những quyền được công ước quốc tế coi là quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do hội họp, lập hội, cũng được Nhà nước Việt Nam bảo đảm bằng luật pháp. Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định rất rõ các tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Rõ ràng là không thể tùy tiện lập hội nếu việc lập hội phương hại đến lợi ích quốc gia và quyền tự do của người khác. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự lập hội và sẽ chẳng ai bị hạn chế nếu các hội ấy hoạt động thực sự vì con người, vì lợi ích của nhân dân.Tuy nhiên, thành lập các tổ chức độc lập để rồi trở thành đối lập với các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam thì tự thân việc làm đó đã đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, vi phạm luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc tế. Điều này hiển nhiên không được chấp nhận ở Việt Nam.
Một số cá nhân đang được tung hô là những "nhà hoạt động chính trị", “ tù nhân lương tâm”…thực chất là những kẻ vi phạm pháp luật, bị xét xử công khai theo các tội danh của Bộ Luật Hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án Việt Nam xét xử những kẻ vi phạm pháp luật này, không phải là vi phạm nhân quyền, mà chính là nhằm bảo vệ tính thượng tôn của pháp luật. Lập luận rằng rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền rõ ràng là đã cố tình xuyên tạc thực tế là Việt Nam đã và đang đảm bảo tốt quyền tự do lập hội, cả ở khía cạnh luật pháp và trên thực tế.
Trên đây là Quyền tự do lập hội trong Hiến pháp Việt Nam mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận