Im lặng là quyền của mỗi chủ thể trước các vấn đề họ phải đối mặt. Tuy nhiên, quyền im lặng trong pháp luật Việt Nam được hiểu như thế nào? Vậy Quyền im lặng là gì? Trong bài viết này, ACC sẽ cung cấp cho bạn đọc một vài những thông tin cũng như quy định của pháp luật Việt Nam đối với vấn đề quyền im lặng là gì.
Quyền im lặng là gì?
1. Cơ sở pháp lý
Luật Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
Luật Hình sự Việt Nam năm 2015.
2. Quyền im lặng là gì?
Khái niệm quyền im lặng là gì không được quy định trong BLTTHS năm 2015 cũng như các luật chuyên ngành khác tại Việt Nam nhưng ta có thể thấy nó đã được cụ thể hóa một số nguyên tắc cơ bản về quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013 như: Nguyên tắc “Suy đoán vô tội”, “Xác định sự thật của vụ án” , “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự” hay “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”.
Điều 58 khoản 1 điểm e; điều 59 khoản 2 điểm c; điều 60 khoản 1 điểm d; điều 61 khoản 2 điểm h BLTTHS năm 2015 quy định về quyền được “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội".
"Quyền im lặng" hay gọi là quyền Miranda được bắt nguồn từ một án lệ ở Mỹ. Khi một cá nhân phạm tội, tòa án Mỹ thường nói: "Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa". Nguyên tắc quyền Miranda này đã được được pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới ghi nhận.
Như vậy, khái niệm quyền im lặng là gì có thể được hiểu là quyền của mỗi cá nhân và họ được phép giữ im lặng và từ chối trả lời các câu hỏi trước tòa.
3. Quyền im lặng là gì trong pháp luật Việt Nam
Bộ luật TTHS trước đây đều quy định “người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai”. Bộ luật TTHS năm 2015 đã chính thức ghi nhận “người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.
Có thể thất kể cả quy định của Bộ luật TTHS trước đây cũng như BLTTTHS 2015 đều cho người bị buộc tội có quyền lựa chọn khai báo hoặc không khai báo trước cơ quan tiến hành tố tụng.
Tuy nhiên, nếu họ tự nguyện trình bày những tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội của bản thân hoặc tự nhận mình có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn ghi nhận lời khai đó.
Ngoài ra, pháp luật hình sự của Việt Nam từ trước đến nay đều quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng; các cơ quan tiến hành tố tụng không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội và chỉ được dùng làm chứng cứ khi nó phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án; người bị buộc tội không phải chịu trách nhiệm hình sự vì lý do không khai báo, không khai báo cũng không bị coi là tình tiết làm tăng trách nhiệm hình sự...
Bộ luật TTHS năm 2015 đã ghi nhận tương đối đầy đủ nội dung của quyền im lặng là gì. Điều đó thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người nói chung và công tác cải cách tư pháp nói riêng.
4. Ý nghĩa quyền im lặng là gì
Hiểu được khái niệm cũng như đặc điểm của quyền im lặng là gì trong hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đó chúng ta có thể rút ra ý nghĩa của quyền im lặng và vị trí của nó trong hệ thống pháp luật nước nhà.
Thứ nhất, thực hiện triệt để “suy đoán vô tội”. Dưới sức ép không để lọt tội phạm dễ dẫn đến hiện tượng giết nhầm hơn bỏ sót", gây nhiều oan sai lại xảy ra. Quyền im lặng giúp Tòa án cần thu gom ngoài lời thú tội của các chứng cứ khác để chứng minh tội phạm.
Thứ hai, quyền im lặng giúp đề cao hơn nữa quyền im lặng là quyền của người bị buộc tội. Quyền im lặng cho phép người bị buộc tội được quyền im lặng tuyệt đối đúng theo nghĩa đen của từ im lặng; hoặc được quyền im lặng tương đối, tức là họ được quyền im lặng cho đến khi gặp luật sư riêng của mình. Điều này sẽ góp phần loại trừ tình trạng ép cung, dùng nhục hình để lấy lời khai giả.
Như vậy, bài viết trên đây với tựa đề quyền im lặng là gì của ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về quyền im lặng là gì và những thông tin liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc hay quan tâm đến quyền im lặng là gì , xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận