Quyền hành pháp là gì? Bên cạnh, lập pháp và tư pháp, hành pháp là một trong ba chức năng chính tạo nên quyền lực nhà nước. Tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Vậy quyền hành pháp là gì? Đặc điểm của quyền hành pháp là gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây để nắm được các thông tin chi tiết.
1. Quyền hành pháp là gì?
Quyền hành pháp là một bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nước, có nhiệm vụ thực thi pháp luật. Quyền hành pháp do một bộ máy hành chính nhà nước trải rộng từ trung ương tới địa phương thực hiện. Điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định rằng “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp”.
2. Cơ quan hành pháp và các đặc điểm cơ bản
Cơ quan hành pháp là cơ quan thi hành Hiến pháp và các đạo luật do Quốc hội ban hành. Cơ quan hành pháp là một bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước. Ở Việt Nam cơ quan hành pháp chính là cơ quan hành chính nhà nước, trong đó Chính Phủ giữ ví trí cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Cơ quan hành pháp về cơ bản có một số đặc điểm như sau:
- Cơ quan hành pháp là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, tức là đây là cơ quan giữ vai trò then chốt, thiết yếu của nhà nước;
- Cơ quan hành pháp có biên chế xác định, ví dụ như Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ,…;
- Được thành lập theo các cách thức, trình tự khác nhau;
- Tổ chức và hoạt động của cơ quan hành pháp do pháp luật quy định;
- Có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do pháp luật quy định, chức năng bao quát nhất của cơ quan hành pháp là tổ chức, thực hiện pháp luật.
3. Đặc điểm của quyền hành pháp của Chính Phủ
Quyền hành pháp được giao cho Chính phủ nhằm tổ chức việc thi hành pháp luật, hoạch định và điều hành chính sách quốc gia. Quyền hành pháp của Chính phủ có những đặc điểm như sau:
- Có tính độc lập tương đối với các nhánh quyền lực nhà nước khác nhưng vẫn được đặt dưới sự giám sát tối cao của Quốc hội.
Quyền hành pháp của Chính phủ không mang tính độc lập tuyệt đối, phải thực hiện dưới sự giám sát của Quốc hội. Có mối quan hệ với quyền lập pháp của Quốc hội và quyền tư pháp của Tòa án Nhân dân, do đó, luôn có sự tác động và kiểm soát lẫn nhau, tránh việc lạm quyền xảy ra.
- Tạo nên vai trò cơ bản và quan trọng nhất trong việc hoạch định, tổ chức và thực thi chính sách và pháp luật.
Tại sao lại nói Chính Phủ giữ vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện các kế hoạch thi hành pháp luật? Nguyên nhân là do khác với các cơ quan khác chỉ quản lý trong lĩnh vực nhất định, Chính phủ thì thực hiện quản lý trên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, quản lý từ trung ương đến địa phương. Do vậy mà Chính phủ là cơ quan duy nhất nắm rõ được tình hình ở từng địa phương, vùng miền; trên cơ sở đó mới đưa ra được những quyết định, phương hướng triển khai phù hợp với từng đối tượng.
- Thể hiện mục tiêu phục vụ nhân dân, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
Ngoài sự kiểm soát lẫn nhau giữa cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp, quyền hành pháp của Chính Phủ còn phải chịu sự giám sát từ phía nhân dân, đáp ứng cho những mục tiêu của nhân dân. Được thiết lập là cơ quan đại diện nguyện vọng của nhân dân, do vậy mà việc tổ chức thi hành pháp luật phải luôn hướng đến ý chí của nhân dân, gắn liền với lợi ích của nhân dân, lấy nhân dân làm mục tiêu để phát triển và hướng đến.
Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu quyền hành pháp là gì. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc mong muốn sử dụng các dịch vụ của Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận