Trách nhiệm bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin của trẻ em
Author

Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em là đối tượng quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội. Tuy nhiên trẻ em dễ bị dụ dỗ, xâm phạm bởi lẽ xuất phát từ độ tuổi và khả năng nhận thức còn yếu kém. Chính vì vậy, pháp luật quy định cụ thể những quyền lợi chính đáng và lợi ích hợp pháp mà trẻ em được hưởng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc những vấn đề về Trách nhiệm đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của trẻ em. Mời bạn đọc cùng theo dõi

Trách Nhiệm Bảo đảm Quyền được Tiếp Cận Thông Tin Của Trẻ Em

Trách nhiệm bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin của trẻ em

1. Khái quát về quyền được tiếp cận thông tin của trẻ em

Quyền là những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.

Quyền trẻ em là những quyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ em được hưởng các quyền khác nhau. Theo đó, trẻ em được công nhận và đảm bảo thực hiện các quyền mà mình được hưởng theo quy định của pháp luật.

Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, năng lực của trẻ em.

2. Những quy định về quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội

Theo Điều 33 Luật trẻ em 2016 quy định quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội của trẻ em như sau:

Điều 33. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội

Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.

 

Theo Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định khái niệm thông tin được hiểu là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra. Trẻ em có quyền tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp với các vấn đề liên quan đến trẻ em cũng như các vấn đề của xã hội. Ngoài ra, trẻ em được tìm kiếm, thu thập thông tin theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cơ hội tiếp cận, học tập và phát triển.

Hoạt động xã hội là toàn bộ những hành động của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho xã hội nói chung, con người nói riêng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng hạnh phúc, tươi đẹp hơn. Trẻ em có quyền tham gia vào các hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em như tham gia dọn dẹp vệ sinh nơi công cộng, hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào thiên tai. Chăm sóc cây hoa tại nơi công cộng, tham gia đội tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội ở trường, lớp, xã, địa phương,....

3. Trách nhiệm bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin của trẻ em 

Các quyền cơ bản của trẻ em được quy định cả trong pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng.

Ở Việt Nam, các quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Luật này nhấn mạnh nhiệm vụ của xã hội đối với sự bảo vệ, chăm sóc trẻ em, yêu cầu trừng phạt nghiêm khắc đối với vi phạm quyền trẻ em. Luật đã quy định các quyền của trẻ em Việt Nam như sau:

1. Được khai sinh và có quốc tịch (Điều 11).

2. Được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức (Điều12).

3. Được sống chung với cha mẹ (Điều 13).

4. Được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề có liên quan (Điều 14).

5. Được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe (Điều 15).

6. Được học tập và phát triển năng khiếu (Điều 16).

7. Được vui chơi, giải trí lành mạnh (Điều17).

8. Được có tài sản, được quyền thừa kế và quyền hưởng các chế độ bảo hiểm (Điều 19).

9. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội (Điều 20).

Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội được thể hiện như sau:

 

Để đảm bảo cho trẻ em được Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ em được tiếp cận thông tin phù hợp, được phát triển tư duy sáng tạo và bày tỏ nguyện vọng; có trách nhiệm lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của trẻ em. Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em tham gia các hoạt động xã hội và sinh hoạt tập thể phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi.

Hoạt động tổ chức cho trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội vừa giúp trẻ em phát huy được quyền làm chủ của mình đồng thời cũng tạo ra cho gia đình và xã hội có điều kiện hiểu tâm lí các em, kịp thời đưa ra những phương án tối ưu nhất đảm bảo nguyện vọng chính đáng mà các em mong muốn được hưởng.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin về quyền được tiếp cận thông tin của trẻ em. Nếu còn có vướng mắc phát sinh trong quá trình tìm hiểu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (2.024 lượt)

    Liên hệ với chúng tôi

    Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay

    tu-van-vien-2

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần báo phí không được để trống

    Bài viết liên quan:

    default_image

    Officetel có được đăng ký tạm trú không?

      Officetel, một mô hình văn phòng kết hợp với căn hộ chung cư, đã trở thành một xu hướng phổ biến trong thị trường bất động sản tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những vấn ...

    Lượt xem: 2.158

    default_image

    Lệ phí gia hạn tạm trú hết bao nhiêu tiền?

      Gia hạn tạm trú là một phần quan trọng trong việc đảm bảo tư cách pháp lý của cá nhân khi sinh sống và làm việc tại một địa điểm nào đó ngoài nơi thường trú. Việc này đặc biệt quan trọng đối với ...

    Lượt xem: 1.753

    default_image

    Thẻ tạm trú là gì? Quy định và Thủ tục

        Thẻ tạm trú là một khái niệm quen thuộc với những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Đây là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng, giúp xác định và bảo vệ quyền lợi cũng như ...

    Lượt xem: 3.019

    default_image

    Phân biệt thẻ tạm trú và visa

        Phân biệt giữa thẻ tạm trú và visa là một vấn đề quan trọng đối với những người nước ngoài đang sống hoặc dự định sống tại Việt Nam. Cả hai loại giấy tờ này đều liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ ...

    Lượt xem: 3.277

    default_image

    Mẫu giấy tạm trú ct07

      Mẫu giấy tạm trú ct07 là một loại giấy tờ quan trọng mà bất kỳ ai đang sinh sống tạm thời tại một địa điểm mới đều cần phải hoàn thiện. Đây là một phần của quy trình đăng ký tạm trú mà theo quy định ...

    Lượt xem: 1.412

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo
    Chat Ngay
    Hotline Tổng đài WhatsApp Zalo báo giá' Chat Zalo