Quy trình xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo (Cập nhật 2024)

Quy trình giải quyết đơn tố cáo là một trong những thủ tục để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi trái pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân gây hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Vậy Quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

quy-trinh-xu-ly-don-thu-khieu-nai-to-cao

Quy trình xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo

1. Giới thiệu về quy trình xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo

Tố cáo và Khiếu nại là hai hành vi được pháp luật quy định cụ thể và chi tiết trong Luật Tố cáo 2018 và Luật Khiếu nại 2011. Như vậy thì quy trình xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo là gì? Quy trình xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về quy trình xử lý đơn thư khiếu nại tố cáoĐể tìm hiểu hơn về quy trình xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về quy trình xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo nhé.

2. Nguyên tắc xử lý đơn

Căn cứ theo quy định của Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định về quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành tại Điều 3 quy định về nguyên tắc xử lý đơn như sau:

  • Việc xử lý đơn phải bảo đảm tuân thủ pháp luật; nhanh chóng, kịp thời; rõ ràng, thống nhất và tạo điều kiện thuận tiện cho công dân trong việc thực hiện các thủ tục về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
  • Đơn phải được gửi, chuyển đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

3. Xử lý đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết

Việc xử lý đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết được quy định theo pháp luật như sau:

  • Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại thì người xử lý đơn đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc đề xuất thụ lý giải quyết được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng chưa đủ điều kiện thụ lý giải quyết thì hướng dẫn người khiếu nại bổ sung thông tin, tài liệu để thực hiện việc khiếu nại theo quy định của pháp luật. Việc hướng dẫn được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời hạn giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại mà chưa được giải quyết thì người xử lý đơn báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

4. Xử lý đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết

Việc xử lý đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết được quy định theo pháp luật như sau:

  • Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người xử lý đơn hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Đơn khiếu nại do lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban và cơ quan khác của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Trung ương, Ủy ban Kiểm tra trung ương và các ban đảng Trung ương, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp chuyển đến thì người xử lý đơn trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và có văn bản phúc đáp.
  • Đơn khiếu nại do Ban tiếp công dân trung ương, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở cấp tỉnh, cấp huyện chuyển đến thì Ban tiếp công dân báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp để xin ý kiến chỉ đạo việc xử lý.
  • Đối với những vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài đã có quyết định giải quyết nhưng người khiếu nại có đơn gửi đến Thanh tra Chính phủ hoặc Trụ sở tiếp công dân trung ương thì Trưởng Ban tiếp công dân trung ương báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ giao cho các vụ, cục, đơn vị kiểm tra, báo cáo, đề xuất văn bản trả lời công dân hoặc trao đổi với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hướng xử lý.

5. Kết luận quy trình xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo

Như đã phân tích trên thì quy trình xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo là những việc mà pháp luật quy định khá chi tiết. Về việc khiếu nại, tố cáo cũng như các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo từ định nghĩa khiếu nại đến giải quyết, xử lý vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về quy trình xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến quy trình xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về quy trình xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về quy trình xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (886 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo