Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Nuôi Thương Phẩm Tôm Chân Trắng

Hiện nay việc xin giấy chứng nhận VIETGAP nuôi thương phẩm tôm chân trắng được nhiều người chăn nuôi tâm xin và đạt chuẩn sản phẩm chất lượng nâng cao khả kinh tế khi nuôi tôm chân trắng. Việc cấp giấy chứng nhận VIETGAP trải qua nhiều giai đoạn thủ tục và kiểm trả kĩ lưỡng trước khi tiến hành cấp giấy chứng nhận và người nuôi nên tìm hiểu cụ thể quy trình cấp giấy chứng nhận để thuận tiện cho việc xin giấy nhanh và đảm bảo đạt lợi ích kinh tế cao cho nuôi tôm.

Khi tiến hành đăng ký chứng nhận VIETGAP nuôi thương phẩm tôm chân trắng gặp bất kig khó khăn gì có thể liên hệ ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ xin chứng nhận VIETGAP nuôi thương phẩm tôm chân trắng cho các cá nhân và tổ chức có nhu cầu trên cả nước. Vì thế khách hàng lựa chọn ACC sẽ được cung cấp đầy đủ các vấn đề pháp lý từ đội ngũ chuyên viên tư vấn với nhiều năm kinh nghiệm pháp lý.

Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Nuôi Thương Phẩm Tôm Chân Trắng
Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Nuôi Thương Phẩm Tôm Chân Trắng

1. Căn cứ pháp lý?

  • Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
  • Quyết định 2509/2016/QĐ – BNNPTNT về việc ban hành quy chế chứng nhận và quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ.
  • Quyết định số 4835/QD-BNNPTNT về hướng dẫn VIETGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng và tôm sú.

2. Điều kiện xin giấy chứng nhận vietgap nuôi thương phẩm cho tôm chân trắng

Điều kiện xin giấy chứng nhận VIETGAP nuôi thương phẩm cho tôm chân trắng bao gồm:

  • Nơi nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương.
  • Nơi nuôi phải được xây dựng ở những nơi ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hoặc nguồn ô nhiễm được kiểm soát.
  • Nơi nuôi phải nằm ngoài phạm vi các khu vực bảo tồn (KVBT) quốc gia hoặc quốc tế thuộc mục từ la tới IV của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Trường hợp cơ sở nuôi nằm trong mục V hoặc VI của IUCN, cần có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý KVBT.
  • Nơi nuôi xây dựng sau tháng 5/1999 phải nằm ngoài các khu vực đất ngập nước tự nhiên có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái (RAMSAR)
  • Cơ sở nuôi phải có quyền sử dụng đất/mặt nước để nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành.
  • Cơ sở nuôi phải đăng ký hoạt động sản xuất với cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định hiện hành.
  • Hạ tầng của nơi nuôi phải được thiết kế, vận hành, duy trì để phòng ngừa sự lây nhiễm các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch và an toàn lao động.
  • Cơ sở nuôi phải có biển báo ở từng đơn vị nuôi; các công trình phụ trợ phù hợp giữa sơ đồ mặt bằng với thực tế.
  • Cơ sở nuôi phải có biển cảnh báo tại nơi có nguy cơ về mất an toàn lao động, an toàn thực phẩm.
  • Cơ sở nuôi phải ghi chép việc di chuyển thủy sản nuôi trồng từ bên ngoài vào, hoặc từ trong ra, hoặc giữa các đơn vị nuôi từ khi thả giống đến thu hoạch và bán sản phẩm.
  • Cơ sở nuôi phải có hệ thống nhận biết để đảm bảo không nhầm lẫn giữa đối tượng nuôi trồng áp dụng và không áp dụng VietGAP (bao gồm việc xác định vị trí địa lý của nơi nuôi theo hệ thống Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000)
  • Người quản lý nơi nuôi phải được tập huấn về phân tích mối nguy, biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản.
  • Người lao động làm việc tại nơi nuôi phải được tập huấn và áp dụng đúng các hướng dẫn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và an toàn lao động
  • Cơ sở nuôi phải xây dựng, thực hiện, duy trì và cập nhật các hướng dẫn cần thực hành trong quá trình nuôi tôm.
  • Cơ sở nuôi phải lập, duy trì và sẵn có hồ sơ về các hoạt động đã thực hiện trong quá trình thực hành nuôi trồng thủy sản.
  • Hồ sơ liên quan đến sản phẩm thủy sản phải được lưu trữ ít nhất 24 tháng sau thu hoạch.
  • Hồ sơ pháp lý, nhân sự, môi trường phải được lưu trữ cho đến khi có sự thay đổi.
  • Và nhiều yêu cầu về an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường theo quy định về nuôi tôm chân trắng.

3. Thủ tục xin giấy chứng nhận vietgap nuôi thương phẩm cho tôm chân trắng

Hồ sơ xin giấy chứng nhận VIETGAP cho tôm chân trắng bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản đồ hoặc sơ đồ giải thửa phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về bố trí thiết kế mặt bằng khu vực sản xuất và sơ chế sản phẩm;
  • Kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu bảng kiểm tra đánh giá (Phụ lục X Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT);
  • Thuyết minh quy trình nuôi tôm chân trắng;
  • Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp.
  • Các giấy tờ có liên quan khác như: kết quả phân tích; bản kê khai điều kiện sản xuất và nuôi tôm chân trắng, bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và quả an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (nếu có).

4. Dịch vụ xin giấy chứng nhận của ACC có Lợi Ích gì?

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về tư vấn dịch vụ xin giấy chứng nhận vietgap nuôi thương phẩm tôm chân trắng, vì vậy luôn đảm bảo mọi vấn đề pháp lý cho quý khách. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn cho quý khách.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh chi phí.
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản (hồ sơ khó như bản vẽ, bản thuyết minh quy trình sản xuất kinh doanh…). ACC thay mặt quý khách soạn thảo
  • Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh

5. Khách hàng cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ của ACC:

Khách hàng chỉ cung cấp những thông tin cơ bản sau:

  • Thông tin cá nhân của khách hàng hoặc tổ chức.
  • Thông tin giấy tờ liên quan đến xin giấy chứng nhận vietgap nuôi thương phẩm tôm chân trắng.

Sau khi được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến khách hàng chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ xin giấy chứng nhận vietgap nuôi thương phẩm tôm chân trắng cho quý khách.

6. Quy trình đăng ký giấy chứng nhận vietgap của ACC:

  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải.
  • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không.
  • Khảo sát thực tế (Đây là một bước vô cùng quan trọng để cá nhân hoặc tổ chức có thể thuận lợi )
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu.
  • Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm thông tin cá nhân, tổ chức trong hợp đồng.
  • Nhận bản soạn thảo hồ sơ xin giấy chứng nhận vietgap nuôi thương phẩm tôm chân trắng.
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận vietgap nuôi thương phẩm tôm chân trắng.

Trên đây là nội dung tư vấn của ACC về Quy trình xin chứng nhận VIETGAP nuôi thương phẩm tôm chân trắng . Nếu các bạn không muốn tự thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vietgap nuôi thương phẩm tôm chân trắng thì có thể liên hệ dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận của ACC để được hỗ trợ và tư vấn làm thủ tục nhanh chóng với chi phí giá rẻ. Tránh rắc rối về hồ sơ pháp lý cũng như thủ tục thuế. Chúc bạn thành công!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (474 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo