Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Chăn Nuôi Ong 2024

VietGAP (viết tắt của từ Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Vậy nuôi ong có áp dụng nguyên tắc này được không? Quy trình xin giấy chứng nhận nuôi ong theo tiêu chuẩn này được thực hiện như thế nào?

Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Chăn Nuôi Ong
Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Chăn Nuôi Ong

1. VietGAHP chăn nuôi là gì?

Tiêu chuẩn VietGAHP Chăn nuôi (VietGAHP – Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là quy trình thực hành chăn nuôi tốt. Các quy trình này khuyến khích áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rũi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe, khẳng định chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm.

VietGAP chăn nuôi hay VietGAHP ong do Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và ban hành ngày 10/11/2015 theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN.

2. Quy trình thực hành chăn nuôi theo chứng nhận VietGAHP chăn nuôi Ong an toàn

Áp dụng VietGAHP chăn nuôi là bằng chứng để khẳng định thương hiệu của nông sản Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Tuy nhiên, áp dụng tiêu chuẩn VietGAHP các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện đầy đủ quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ngan – vịt an toàn.

  • Địa điểm:
    • Địa điểm nuôi ong phải ở nơi có không gian rộng rãi, trong sạch. Không bị ảnh hưởng bởi khói, bụi, hóa chất độc hại của các nguồn gây ô nhiễm, khu chứa nước thải, cống rãnh, nhà vệ sinh công cộng và trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tránh đặt ong gần các cơ sở chế biến đường thủ công, các nhà máy chế biến đường, bánh kẹo, nước ngọt.
    • Địa điểm nuôi ong cần đặt tại khu vực có nhiều nguồn cung cấp mật, phấn hoa, tránh các khu vực mà nguồn cung cấp phấn hoa có nguy cơ ô nhiễm hóa chất.
    • Thùng ong phải đặt ở nơi cao ráo, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh.
  • Giống, đàn ong và quy trình nuôi dưỡng
    • Có nguồn gốc rõ ràng.
    • Thế đàn: Có tối thiểu 3 cầu ong tiêu chuẩn đối ong nội và 6 cầu ong tiêu chuẩn đối với ong ngoại.
    • Phải có quy trình nuôi dưỡng cho từng giống ong và thực hiện đúng quy trình nuôi dưỡng ong.
  • Thức ăn và nước uống bổ sung
    • Thức ăn bổ sung phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ghi rõ thành phần và hàm lượng; không gây tồn dư kim loại nặng, thuốc kháng sinh, aflatoxin, thuốc bảo vệ thực vật và các loại chất cấm trong sản phẩm của ong.
    • Nước uống bổ sung phải đảm bảo an toàn cho đàn ong.
  • Trang thiết bị và dụng cụ nuôi ong
    • Có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho chăn nuôi ong và khai thác sản phẩm ong. Các dụng cụ trên phải được làm từ các vật liệu không gây độc hại, ô nhiễm cho ong và các sản phẩm ong.
    • Dụng cụ nuôi ong và khai thác sản phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng, bảo quản ở nơi khô ráo sạch sẽ.
  • Quản lý dịch bệnh
    • Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho đàn ong.
    • Có hồ sơ theo dõi đàn ong về dịch bệnh, nguyên nhân phát sinh, các loại thuốc phòng và điều trị, lô thuốc, liều lượng, thời hạn ngừng sử dụng.
    • Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y có trong Danh mục quy định được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
    • Khi phát hiện đàn ong có dịch bệnh phải báo cho cán bộ thú y để có biện pháp xử lý, phải ngừng xuất giống, sản phẩm và vật tư sử dụng nuôi ong.
  • Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
    • Chất thải phải được thu gom và xử lý.
    • Kiểm soát côn trùng và dịch hại khác
    • Có biện pháp phòng trừ các loại dịch hại như ong bò vẽ, sâu ăn sáp, kiến, mối, gián, nhện và các côn trùng làm hại ong.
  • Quản lý nhân sự
    • Người nuôi ong phải được tập huấn về kỹ thuật nuôi ong và các quy định về an toàn thực phẩm.
    • Người nuôi ong phải có trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và được khám sức khỏe định kỳ.
  • Ghi chép, lưu trữ hồ sơ để truy xuất nguồn gốc
    • Hệ thống sổ sách ghi chép của cơ sở phải thực hiện theo biểu mẫu
      kèm theo.
    • Các loại giấy tờ có liên quan, sổ ghi chép phải được lưu tại cơ sở ít nhất 2 năm kể từ khi ong và sản phẩm ong được bán hoặc đàn ong chuyển đi nơi khác.
  • Kiểm tra nội bộ
    • Cơ sở nuôi ong phải tiến hành tự đánh giá ít nhất mỗi năm một lần theo tiêu chí tại Bảng kiểm tra đánh giá.
    • Chủ cơ sở nuôi ong phải tổng kết kết quả tự đánh giá và lưu hồ sơ tại cơ sở.
  • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
    • Cơ sở nuôi ong phải có mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng yêu cầu.
    • Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức, cá nhân nuôi ong phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật và lưu đơn thư khiếu nại cũng như kết quả giải quyết và lưu hồ sơ./.

3. Hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận VietGAP:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản đồ (hoặc sơ đồ) giải thửa và phân lô khu vực sản xuất; bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
  • Kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu bảng kiểm tra đánh giá (Phụ lục X Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT);
  • Thuyết minh quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm.
  • Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp.
  • Các giấy tờ có liên quan khác như: kết quả phân tích; bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế rau,quả và chè an toàn; bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (nếu có)

4. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận VietGAP

Để được cấp Giấy chứng nhận VietGAP thì các chuyên gia sẽ đáng giá dựa trên các tiêu chí sau:

  • Đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có trong VietGAP của từng loại sản phẩm.
  • Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại VietGAP.
  • Đối với cơ sở chăn nuôi có nhiều thành viên:
  • Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ;
  • Đánh giá tài liệu lưu trữ;

Nếu có bất kỳ băn khoăn gì liên quan đến Quy trình xin chứng nhận VIETGAP chăn nuôi ong 2020, hãy liên hệ với ACC để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé. Các kênh thông tin có thể liên hệ với ACC tại:

Thông qua hình thức Trực tuyến

  1. Hotline 090.992.8884
  2. ĐT Tổng đài 1800.0006
  3. ĐT Văn Phòng 028.77700888
  4. Kết nối Zalo 090.992.8884
  5. Mail: [email protected]

Địa chỉ trụ sở:

  • Trụ sở chính: tại Tp Hồ Chí Minh: ACC Building, Lầu 3,

520-526 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

  • Hà Nội: Tầng 11, Số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Bình Dương: 30/10 Hoàng Hoa Thám, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
  • Cần Thơ: 27 Mậu Thân, Xuân Khánh, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Đà Nẵng: 23 Đào Duy Anh, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (318 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo