Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Chăn Nuôi Ngan - Vịt 2024

Hiện nay, tiêu chuẩn VietGAHP là lựa chọn hàng đầu cho các cơ sở, tổ chức, cá nhân chăn nuôi ngan -vịt. Hãy đọc bài viết này để có thêm những thông tin hữu ích về quy trình xin chứng nhận VIETGAP trong chăn nuôi ngan- vịt

Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Chăn Nuôi Ngan - Vịt
Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Chăn Nuôi Ngan - Vịt

1. VietGAP là gì?

VietGAP (viết tắt của từ Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

2. VietGAHP chăn nuôi là gì?

Tiêu chuẩn VietGAHP Chăn nuôi (VietGAHP – Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là quy trình thực hành chăn nuôi tốt. Các quy trình này khuyến khích áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rũi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe, khẳng định chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm.

VietGAP chăn nuôi hay VietGAHP ngan – vịt do Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và ban hành ngày 10/11/2015 theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN.

3. Quy trình thực hành chăn nuôi theo chứng nhận VietGAHP chăn nuôi ngan – vịt an toàn

Áp dụng VietGAHP chăn nuôi là bằng chứng để khẳng định thương hiệu của nông sản Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Tuy nhiên, áp dụng tiêu chuẩn VietGAHP các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện đầy đủ quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ngan – vịt an toàn.

  • Lựa chọn địa điểm xây chuồng trại
    • Vị trí xây dựng chuồng trại.
    • Bố trí mặt bằng xây dựng.
  • Bố trí khu chăn nuôi
    • Bố trí khu chăn nuôi đầu hướng gió.
    • Khu nuôi tân đáo, khu nuôi cách ly, xử lý gia cầm ốm, chết, chứa phân.
    • Nơi xuất bán gia cầm.
    • Bể chứa phân.
    • Bố trí khu hành chính.
    • Bố trí khu nhà xưởng và công trình phục vụ chăn nuôi.
  • Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi
    • Thiết kế chuồng trại (kiểu chuồng, nền chuồng, mái chuồng, vách chuồng).
    • Thiết kế khu chăn nuôi gồm có: Khu nuôi tân đáo, khu nuôi cách ly gia cầm bị bệnh, khu xử lý chất thải, khu tiêu huỷ, chôn, đốt xác gia cầm chết, nhà xưởng và công trình phụ, hệ thống vệ sinh sát trùng.
    • Thiết kế kho: Kho chứa thức ăn và nguyên liệu, kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng, các loại hóa chất như dầu máy, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng, kho chứa dụng cụ chăn nuôi.
    • Thiết bị chăn nuôi: Nhóm thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống, trang bị bảo hộ lao động,…
  • Con giống và quản lý giống
    • Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất.
    • Chất lượng con giống phải đảm bảo theo đúng quy định hiện hành.
    • Quản lý giống phù hợp theo quy trình kỹ thuật hiện hành.
  • Quản lý nguyên liệu/thức ăn, nước uống và nước vệ sinh
    • Nguyên liệu và thức ăn thành phẩm khi nhập kho bảo quản phải có ẩm độ theo quy định hiện hành.
    • Nguồn nước và nước uống phải đạt được các tiêu chuẩn đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
  • Quản lý đàn gia cầm theo chứng nhận VietGAHP chăn nuôi ngan – vịt
    • Nhập gia cầm: Gia cầm nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin. Tốt nhất nên nhập từ các cơ sở đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.
    • Xuất gia cầm: Cần phải bố trí khu vực xuất bán gia cầm ở phía cuối trại và có lối đi riêng để hạn chế lây nhiễm cho toàn trại. Phải tuân thủ tuyệt đối thời gian ngưng thuốc trước khi xuất bán để đảm bảo gia cầm không tồn dư kháng sinh khi giết thịt.
    • Vận chuyển gia cầm: Sử dụng phương tiện, mật độ vận chuyển thích hợp để hạn chế tối đa stress cho gia cầm.
  • Quản lý dịch bệnh
    • Giám sát dịch bệnh: Lập kế hoạch tiêm phòng vắn xin, theo dõi tình hình dịch bệnh, lấy mẫu huyết thanh xét nghiệm … để có biện pháp xử lý thích hợp.
    • Thực hiện việc tiêm phòng vaccin cho đàn gia cầm theo lịch đã quy định.
    • Ghi chép thông tin đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng gia cầm, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc. Không bán gia cầm trong thời gian trị bệnh và cách ly thuốc.
  • Bảo quản và sử dụng thuốc thú y
    • Vắc xin và một số kháng sinh phải được bảo quản lạnh theo hướng dẫn, chỉ lấy ra khi sử dụng.
    • Mỗi loại thuốc để riêng một khu vực và không để lẫn với nhau, đặc biệt là đối với các loại thuốc có tính đối kháng nhau.
    • Ghi chép việc xuất nhập kho từng loại thuốc, chủng loại thuốc, thời hạn sử dụng để sử dụng đúng hạn, tránh lãng phí.
    • Cần phải có kế hoạch cụ thể về việc sử dụng vắc xin và thuốc thú y cho trại và phải lập bảng kế hoạch sử dụng thuốc.
  • Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
    • Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi tập trung để xử lý, tránh gây mùi khó chịu cho dân cư sống lân cận và sinh ruồi nhặng.
    • Chất thải lỏng phải được thải trực tiếp vào khu xử lý chất thải, không được cho chảy ngang qua các khu chăn nuôi khác hay trực tiếp ra môi trường.
    • Lắp đặt hệ thống phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt.
    • Hạn chế sử dụng nước rửa chuồng.
    • Gia cầm chết do bệnh hoặc không rõ lý do đều không được bán ra ngoài thị trường và không được thải gia cầm chết ra môi trường xung quanh.
  • Kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác
    • Dùng vôi bột hay thuốc sát trùng để kiểm soát côn trùng trong khu vực trại.
    • Phải có sơ đồ chi tiết vị trí đặt bả, bẫy chuột để kiểm soát các rủi ro. Ghi chép lại số lượng chuột bị diệt, thường xuyên kiểm tra để xử lý chuột chết khi đặt bã chuột.
    • Không được nuôi chim, chó, mèo và bất kỳ động vật nào khác trong khu chăn nuôi gia cầm.
  • Quản lý nhân sự
    • An toàn lao động.
    • Điều kiện làm việc.
    • Phúc lợi xã hội cho người lao động.
    • Đào tạo, tập huấn trước khi làm việc.
  • Ghi chép lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
    • Cơ sở, tổ chức và cá nhân chăn nuôi gia cầm phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về hóa chất, nguyên liệu thức ăn, thức ăn chăn nuôi và mua bán sản phẩm.
    • Sổ ghi chép phải được lưu lại ít nhất 1 năm kể từ ngày đàn gia cầm được bán hay chuyển đi nơi khác, hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý.
  • Kiểm tra nội bộ
    • Trang trại phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.
    • Chủ các trang trại sản xuất phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu.
  • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
    • Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải có mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng yêu cầu.
    • Trong trường hợp có khiếu nại, nhà sản xuất phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật và lưu đơn thư khiếu nại cũng như kết quả giải quyết vào trong hồ sơ.

4. Hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận VietGAP:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản đồ (hoặc sơ đồ) giải thửa và phân lô khu vực sản xuất; bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
  • Kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu bảng kiểm tra đánh giá (Phụ lục X Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT);
  • Thuyết minh quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm.
  • Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp.
  • Các giấy tờ có liên quan khác như: kết quả phân tích; bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế rau,quả và chè an toàn; bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (nếu có)

5. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận VietGAP

Để được cấp Giấy chứng nhận VietGAP thì các chuyên gia sẽ đáng giá dựa trên các tiêu chí sau:

  • Đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có trong VietGAP của từng loại sản phẩm.
  • Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại VietGAP.
  • Đối với cơ sở chăn nuôi có nhiều thành viên:
  • Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ;
  • Đánh giá tài liệu lưu trữ;

Nếu có bất kỳ băn khoăn gì liên quan đến Quy trình xin chứng nhận VIETGAP chăn nuôi ngan - vịt 2020, hãy liên hệ với ACC để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé. Các kênh thông tin có thể liên hệ với ACC tại:

Thông qua hình thức Trực tuyến

  1. Hotline 090.992.8884
  2. ĐT Tổng đài 1800.0006
  3. ĐT Văn Phòng 028.77700888
  4. Kết nối Zalo 090.992.8884
  5. Mail: [email protected]

Địa chỉ trụ sở:

  • Trụ sở chính: tại Tp Hồ Chí Minh: ACC Building, Lầu 3,

520-526 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

  • Hà Nội: Tầng 11, Số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Bình Dương: 30/10 Hoàng Hoa Thám, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
  • Cần Thơ: 27 Mậu Thân, Xuân Khánh, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Đà Nẵng: 23 Đào Duy Anh, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo