Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Chăn Nuôi Gia Cầm 2024

Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá, xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm được sản xuất phù hợp với VietGAP. Pháp luật hiện có quy trình xin giấy chứng nhận VIETGAP tuy nhiên do quy định của pháp luật khá phức tạp, cùng với chưa nắm rõ quy định pháp luật nên khi thực hiện quy trình xin giấy chứng nhận VIETGAP bị trả lại hồ sơ. Bài viết sau đây của ACC xin cung cấp một số thông tin về quy trình xin chứng nhận VIETGAP chăn nuôi gia cầm cụ thể như sau:

Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Chăn Nuôi Gia Cầm
Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Chăn Nuôi Gia Cầm

1. Giấy chứng nhận VietGAP

  • Hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP
    • Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp;
    • Giấy chứng nhận VietGAP được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.
  • Trường hợp cơ sở sản xuất có nhiều địa điểm sản xuất đăng ký đánh giá cùng thời điểm: Giấy chứng nhận VietGAP phải ghi rõ địa chỉ, tên sản phẩm, diện tích nuôi/diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng theo từng địa điểm.
  • Trường hợp tại cùng địa điểm sản xuất có nhiều thành viên: Giấy chứng nhận VietGAP phải có Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, tên sản phẩm, diện tích nuôi/diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng) kèm theo Giấy chứng nhận VietGAP.
  • Mã số chứng nhận VietGAP
    • Mã số chứng nhận VietGAP theo hướng dẫn tại Phụ lục XI ban hành kèm theo /Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT.
    • Việc cấp mã số chứng nhận VietGAP tự động qua Website thực hiện từ 01/01/2013 theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi.

2. Quy trình xin chứng nhận VIETGAP chăn nuôi gia cầm

Bước 1: chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản đồ (hoặc sơ đồ) giải thửa và phân lô khu vực sản xuất; bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực chăn nuôi;
  • Kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu bảng kiểm tra đánh giá (Phụ lục X Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT);
  • Thuyết minh quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho gia cầm
  • Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp.

Bước 2: Quy trình kiểm tra và cấp chứng nhận VietGAP

  • Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng chứng nhận, tổ chức chứng nhận thành lập đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra lần đầu tại địa điểm sản xuất của nhà sản xuất.
  • Trong thời hạn không qúa 10 (mười) ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận VietGap cho nhà sản xuất đủ điều kiện.
  • Nếu nhà sản xuất chưa đủ điều kiện để đáp ứng VietGap thì tổ chức chứng nhận thông báo sai lỗi cho nhà sản xuất để khắc phục trong một thời hạn nhất định. Sau khi khắc phục sai lỗi, nhà sản xuất gửi báo cáo khắc phục sai lỗi về tổ chức chứng nhận để kiểm tra lại.

3. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP

Trách nhiệm:

  • Đảm bảo và duy trì điều kiện sản xuất/sơ chế; đánh giá nội bộ đáp ứng yêu cầu của VietGAP;
  • Thực hiện VietGAP theo đúng phạm vi được chứng nhận. Khi có thay đổi ảnh hưởng đến thực hiện VietGAP phải thông báo ngay cho tổ chức chứng nhận để theo dõi, giám sát;
  • Có hành động khắc phục những điểm không phù hợp đúng thời hạn khi bị cảnh cáo hoặc đình chỉ hoặc hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP;
  • Trả đầy đủ chi phí cho tổ chức chứng nhận thực hiện chứng nhận VietGAP theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này;
  • Thể hiện các thông tin trung thực về sản phẩm được chứng nhận VietGAP trên nhãn hàng hóa và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm theo VietGAP.
  • Khi phát hiện lô sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm: phải tạm dừng phân phối lô sản phẩm, thu hồi sản phẩm nếu đã đưa ra lưu thông trên thị trường, điều tra xác định nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm và tiến hành biện pháp khắc phục đồng thời ghi chép trong hồ sơ. Trường hợp không khắc phục được nguy cơ gây mất an toàn phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại và tổ chức chứng nhận để có biện pháp xử lý phù hợp.

Quyền hạn:

  • Bảo lưu ý kiến nếu không đồng ý với kết quả đánh giá, giám sát của Đoàn đánh giá, giám sát;
  • Khiếu nại về kết quả chứng nhận, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, giám sát theo quy định của pháp luật;
  • Sử dụng mã số chứng nhận VietGAP, logo VietGAP theo quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc logo hoặc dấu hiệu của tổ chức chứng nhận theo thỏa thuận với tổ chức chứng nhận;
  • Lựa chọn tổ chức chứng nhận VietGAP, phòng thử nghiệm được chỉ định. Trong trường hợp thay đổi tổ chức chứng nhận, cơ sở sản xuất phải cung cấp đủ thông tin cần thiết và khai báo mã số chứng nhận VietGAP cũ với tổ chức chứng nhận mới;
  • Sản phẩm được sản xuất/sơ chế phù hợp với VietGAP là căn cứ để cơ sở sản xuất công bố sản phẩm an toàn tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
  • Lựa chọn, thuê tổ chức, cá nhân tư vấn trong quá trình chuẩn bị, đăng ký, đánh giá chứng nhận VietGAP.

4. Dịch vụ ACC có lợi ích gì?

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục hành chính vì vậy luôn đảm bảo hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả thực hiện.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện.
  • Khi sử dụng dịch vụ của ACC Quý khách sẽ không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ…). ACC có đội ngũ hộ trợ nhiệt tình và tận nơi.
  • Ký kết hợp hợp đồng và tiến hành soạn thảo những hồ sơ liên quan trong vòng 03 ngày nếu quý khách cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ mà chúng tôi đã yêu cầu.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1074 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo