Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Chăn Nuôi Bò Thịt 2024

Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá, xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm được sản xuất phù hợp với VietGAP. Pháp luật hiện có quy trình xin giấy chứng nhận VIETGAP tuy nhiên do quy định của pháp luật khá phức tạp, cùng với chưa nắm rõ quy định pháp luật nên khi thực hiện quy trình xin giấy chứng nhận VIETGAP bị trả lại hồ sơ. Bài viết sau đây của ACC xin cung cấp một số thông tin về quy trình xin chứng nhận VIETGAP chăn nuôi bò thịt cụ thể như sau:

Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Chăn Nuôi Bò Thịt
Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Chăn Nuôi Bò Thịt

1. Giấy chứng nhận VietGAP

  • Hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP
    • Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp;
    • Giấy chứng nhận VietGAP được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.
  • Trường hợp cơ sở sản xuất có nhiều địa điểm sản xuất đăng ký đánh giá cùng thời điểm: Giấy chứng nhận VietGAP phải ghi rõ địa chỉ, tên sản phẩm, diện tích nuôi/diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng theo từng địa điểm.
  • Trường hợp tại cùng địa điểm sản xuất có nhiều thành viên: Giấy chứng nhận VietGAP phải có Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, tên sản phẩm, diện tích nuôi/diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng) kèm theo Giấy chứng nhận VietGAP.
  • Mã số chứng nhận VietGAP
    • Mã số chứng nhận VietGAP theo hướng dẫn tại Phụ lục XI ban hành kèm theo /Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT.
    • Việc cấp mã số chứng nhận VietGAP tự động qua Website thực hiện từ 01/01/2013 theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi.

2. Quy trình xin chứng nhận VIETGAP chăn nuôi bò thịt

Bước 1: chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản đồ (hoặc sơ đồ) giải thửa và phân lô khu vực sản xuất; bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực chăn nuôi;
  • Kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu bảng kiểm tra đánh giá (Phụ lục X Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT);
  • Thuyết minh quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho bò thịt;
  • Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp.

Bước 2: Quy trình kiểm tra và cấp chứng nhận VietGAP

  • Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng chứng nhận, tổ chức chứng nhận thành lập đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra lần đầu tại địa điểm sản xuất của nhà sản xuất.
  • Trong thời hạn không qúa 10 (mười) ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận VietGap cho nhà sản xuất đủ điều kiện.
  • Nếu nhà sản xuất chưa đủ điều kiện để đáp ứng VietGap thì tổ chức chứng nhận thông báo sai lỗi cho nhà sản xuất để khắc phục trong một thời hạn nhất định. Sau khi khắc phục sai lỗi, nhà sản xuất gửi báo cáo khắc phục sai lỗi về tổ chức chứng nhận để kiểm tra lại.

3. Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam

1. Địa điểm

  • Cách xa đường giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp, công sở, trường học, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, khu chợ buôn bán gia súc, bệnh viện, khu chăn nuôi khác và xa hệ thống kênh mương thoát nước thải của khu vực theo quy định hiện hành.
  • Bố trí khu chăn nuôi gồm có: Khu nuôi bò vỗ béo, bò đực, bò cái và bê theo mẹ; kho thức ăn; khu nuôi cách ly và khu xử lý chất thải.

2. Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

  • Thiết kế chuồng trại
    • Chuồng nuôi có diện tích phù hợp với số lượng bò nuôi và không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sức khỏe vật nuôi. Thiết kế trại phải có hàng rào bao xung quanh.
    • Diện tích chuồng nuôi đảm bảo tối thiểu từ 4 - 5 m2/con, chưa kể diện tích máng ăn, máng uống và hành lang phân phối thức ăn. Diện tích chuồng nuôi cho bê từ 2 - 4 m2/con.
    • Hố khử trùng phải bố trí ở các cổng ra vào của các khu chuồng và ở đầu mỗi dãy chuồng.
  • Thiết bị chăn nuôi
    • Các thiết bị dùng trong chăn nuôi, máng ăn, máng uống phải đảm bảo không gây độc hại cho bò và sản phẩm thịt và được thiết kế thích hợp, dễ vệ sinh tẩy rửa.
    • Các dụng cụ khác trong chuồng trại phải đảm bảo dễ vệ sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng.

3. Con giống và quy trình chăn nuôi

  • Giống phải có nguồn gốc rõ ràng.
  • Có quy trình chăn nuôi cho từng giống bò theo mục đích sử dụng và thực hiện đúng quy trình chăn nuôi.

4. Vệ sinh chăn nuôi

  • Toàn bộ chất thải rắn (phân, thức ăn thừa, bao bì đựng thuốc thú y, bao bì đựng vắc xin, xác súc vật chết, nhau thai…) phải được thu gom, xử lý hàng ngày.
  • Có lịch và định kỳ thực hiện tiêu độc, khử trùng bằng các thuốc, hoá chất có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.

5. Quản lý thức ăn và nước cho chăn nuôi

  • Thức ăn
    • Nguyên liệu: Thường xuyên giám sát các nguy cơ sinh học, hoá học và vật lý có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguyên liệu, thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm từ chăn nuôi bò thịt.
    • Khi xuất nhập nguyên liệu và thức ăn phải ghi chép đầy các thông tin về số lượng, tên hàng, lô hàng, ngày sản xuất, hạn sử dụng.
    • Nguyên liệu, thức ăn dự trữ phải đạt yêu cầu về độ ẩm và được bảo quản phù hợp với tiêu chuẩn về diện tích, độ thông thoáng, nhiệt độ và định kỳ xông hơi kho bằng các hóa chất có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam để ngăn ngừa sự phá hoại của côn trùng có hại và nấm mốc.
    • Trong trường hợp tự trộn thức ăn, cơ sở phải có công thức phối trộn thức ăn theo quy trình đảm bảo kỹ thuật đáp ứng được các tiêu chuẩn về lý tính, dinh dưỡng và độc tố.
    • Ghi vào sổ nhật ký sản xuất và lưu trữ hồ sơ tất cả các khẩu phần trộn, khối lượng, trình tự trộn và nhân viên phụ trách trộn.
    • Sử dụng kháng sinh, hoá chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải tuân thủ thời gian ngừng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Không được sử dụng kháng sinh, hóa chất trong danh mục cấm của Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.
    • Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh khu vực sản xuất phối trộn thức ăn; định kỳ kiểm tra kho chứa thức ăn và nguyên liệu thức ăn để tránh gây ô nhiễm.
    • Sử dụng thức ăn phù hợp với từng giống, từng giai đoạn sinh trưởng của bò theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
    • Nước uống: Nguồn nước và nước uống có thể sử dụng nước máy, nước giếng khoan, nước giếng khơi nhưng phải đảm bảo yêu cầu sạch và an toàn.
  • Nước vệ sinh: Có thể sử dụng nước máy, nước giếng khoan, nước giếng khơi; không được sử dụng nước bị ô nhiễm hoặc nước thải.

6. Quản lý dịch bệnh

  • Phải có nhân viên kỹ thuật chuyên ngành chăn nuôi - thú y theo dõi sức khoẻ đàn bò thịt.
  • Khi điều trị bệnh, cần ghi chép thông tin đầy đủ về bệnh, tên thuốc, lô thuốc sản xuất, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, người điều trị, thời điểm ngừng thuốc. Không bán hoặc giết thịt bò trong thời gian điều trị.
  • Khi phát hiện bò chết phải báo với cán bộ kỹ thuật để có biện pháp xử lý theo quy định của cơ quan thú y.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (315 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo