Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Chăn Nuôi Bò Sữa 2024

THIẾU MỞ BÀI

Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Chăn Nuôi Bò Sữa
Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Chăn Nuôi Bò Sữa

1. Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT (26/09/2012) Quy định chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
  • Quyết định 1579/QĐ-BNN-KHCN: Ban hành quy trình thực hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn.

2. Chứng nhận VIETGAP là gì?

VietGAP chăn nuôi (Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Áp dụng VietGAP chăn nuôi đòi hỏi một quy trình sản xuất khép kín, yêu cầu từ khâu đầu vào tới khâu đầu ra, cần đảm bảo những điều kiện quy hoạch đất đai, xây dựng chuồng trại, con giống, thức ăn chăn nuôi, nguồn nước vệ sinh, công tác thú y và trình độ hiểu biết của người chăn nuôi.

Chất lượng từ sản phẩm chăn nuôi theo hướng VietGAP có giá trị chất lượng cao hơn với giá tiêu thụ cao hơn nên hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn chăn nuôi thường, mang lại nguồn thu nhập cho các hộ nuôi tập trung quy mô lớn.

3. Điều kiện để được cấp chứng nhận VIETGAP chăn nuôi bò sữa

  • Lựa chọn địa điểm xây dựng chuồng trại
  • Thiết kế chuồng trại, kho bãi, thiết bị chăn nuôi.
  • Con giống và quản lý giống
  • Vệ sinh chăn nuôi
  • Quản lý thức ăn, nước uống và nước vệ sinh.
  • Quản lý vật nuôi
  • Xuất bán
  • Chu chuyển và vận chuyển
  • Quản lý dịch bệnh
  • Bảo quản và sử dụng  thuốc thú y
  • Phòng trị bệnh
  • Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
  • Kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm, động vật khác
  • Quản lý nhân sự
  • Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
  • Kiểm tra nội bộ
  • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

4. Lợi ích của việc chứng nhận VIETGAP chăn nuôi bò sữa

Bộ Nông nghiệp và phát triên nông thôn đã ban hành Quy trình thực hành tốt cho chăn nuôi an tòan (VietGAP chăn nuôi) cho các đối tượng sau: Gia cầm, lợn, bò sữa, ong. Quy trình này khuyến khích áp dụng để chăn nuôi gia cầm, lợn, bò sữa, ong an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ gây o nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm gia cầm, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động.

VietGAP chăn nuôi chủ yếu tập trung vào việc quản lý đầu vào như: thức ăn chăn nuôi, nước uống, sử dụng thuốc thú y và vệ sinh thú y…để sản phẩm chăn nuôi an toàn. Đảm bảo sản xuất thịt, trứng, mật, sữa đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Không tồn dư chất độc hại và vi sinh vật quá ngưỡng cho phép.

5. Quy trình xin chứng nhận VIETGAP chăn nuôi bò sữa 2020

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Khi bạn muốn xin giấy chứng nhận VietGAP thì phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Giấy đăng ký chứng nhận VietGAPđiền đầy đủ thông tin của nhà sản xuất. Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì bạn cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);
  • Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất sản phẩm chứng nhận, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
  • Kết quả kiểm tra nội bộ của nhà sản xuất theo quy định;

Bước 2: Xét duyệt hồ sơ

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký, Tổ chức Chứng nhận sẽ xem xét hồ sơ và thực hiện các hướng dẫn chi tiết bằng văn bản cho nhà sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa chính xác để hoàn thiện hồ sơ đăng ký

Bước 3: Ký hợp đồng chứng nhận VietGAP

Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ, Tổ chức Chứng tiến hành ký kết hợp đồng chứng nhận VietGAP với nhà sản xuất. Hợp đồng cần bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong hoạt động chứng nhận VietGAP.

6. Hiệu lực giấy chứng nhận VIETGAP chăn nuôi bò sữa

  • Hiệu lực: Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày cấp. được gia hạn tối đa 03 tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.
  • Trường hợp cơ sở sản xuất có nhiều địa điểm sản xuất đăng ký đánh giá cùng thời điểm: Giấy chứng nhận VietGAP phải ghi rõ địa chỉ, tên sản phẩm, diện tích nuôi/diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng  theo từng địa điểm.
  • Trường hợp tại cùng địa điểm sản xuất có nhiều thành viên: Giấy chứng nhận VietGAP phải có Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, tên sản phẩm, diện tích nuôi/diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng) kèm theo Giấy chứng nhận VietGAP.

7. Tại sao nên sử dụng dịch vụ xin chứng nhận VIETGAP chăn nuôi bò sữa của ACC

  • ACC đảm bảo sự chính xác, khách quan, công bằng, tin cậy và kịp thời trong việc cung cấp dịch vụ.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp, được làm việc với các chuyên gia giàu kinh nghiệm;
  • Được hỗ trợ nhiệt tình, thân thiện, giải đáp thắc mắc từ khi có yêu cầu cho đến sau khi kết thúc đánh giá;
  • Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm;
  • Thời gian cấp giấy chứng nhận nhanh;

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (230 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo