1. Tìm hiểu chung về cơ sở dữ liệu
1.1 Khái niệm cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu là một tập hợp có tổ chức, thường được lưu trữ và truy cập điện tử từ một hệ thống máy tính. Khi cơ sở dữ liệu trở nên phức tạp hơn, chúng thường được phát triển bằng cách sử dụng các kỹ thuật thiết kế và mô hình hóa chính thức.
Khi áp dụng hình thức lưu trữ này sẽ giúp khắc phục được những điểm yếu của việc lưu trữ tập tin thông thường trên máy tính. Các thông tin được lưu trữ sẽ đảm bảo tính thống nhất, hạn chế việc trùng lặp thông tin
1.2 Ưu điểm và nhược điểm của cơ sở dữ liệu
Ưu điểm:
Việc sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu này sẽ khắc phục được những nhược điểm của việc lưu trữ dưới dạng hệ thống tập tin, đó là:
- Giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất, đảm bảo tính nhất quán và toàn vẹn của dữ liệu
- Đảm bảo dữ liệu được truy xuất theo nhiều cách khác nhau, từ nhiều người khác nhau và nhiều ứng dụng khác nhau
- Tăng khả năng chia sẻ thông tin. Chẳng hạn, chúng ta thiết lập hệ thống dữ liệu ở Việt Nam, ở Mỹ, nếu có mật khẩu đăng nhập, chúng ta hoàn toàn có thể truy cập vào hệ thống để đọc thông tin
Nhược điểm:
- Phải đảm bảo tính chủ quyền của dữ liệu, vì khi sử dụng có tính chất chia sẻ cao
- Bảo mật quyền khai thác thông tin
- Đảm bảo vấn đề tranh chấp dữ liệu khi xảy ra
- Khi gặp sự cố phải đảm bảo an toàn dữ liệu, không để mất dữ liệu
2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu
2.1 Tạo bảng
- Bước đầu tiên trong việc tạo cơ sở dữ liệu quan hệ là tạo một hoặc nhiều bảng. Để làm được điều đó, cần phải khai báo cấu trúc bảng, cấu trúc này bao gồm:
- Đặt tên cho các trường
- Chỉ định kiểu dữ liệu cho từng trường
- Khai báo kích thước của trường
- Chọn khóa chính cho bảng bằng cách để hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự động chọn hoặc chỉ định khóa thích hợp trong các khóa của bảng làm khóa chính
- Đặt tên cho bảng và lưu cấu trúc bảng
- Tạo liên kết giữa các bảng bằng cách xác định các trường chung trong các bảng. Liên kết giúp hệ quản trị cơ sở dữ liệu biết cách kết nối các bảng để phục vụ cho việc xuất thông tin
- Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho phép chúng ta thay đổi cấu trúc bảng, thay đổi khóa chính và xóa bảng
2.2 Cập nhật dữ liệu
- Sau khi tạo cấu trúc, chúng ta có thể nhập dữ liệu cho bảng. Thông thường việc nhập dữ liệu được thực hiện từ bàn phím. Quá trình cập nhật đảm bảo rằng một số ràng buộc toàn vẹn được khai báo
- Hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đều cho phép tạo biểu mẫu nhập dữ liệu để việc nhập trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hạn chế khả năng nhầm lẫn
- Dữ liệu đầu vào có thể sửa, thêm xóa
- Thêm bản ghi bằng cách thêm một hoặc nhiều bộ giá trị vào bảng
- Chỉnh sửa dữ liệu là thay đổi các giá trị của một số thuộc tính của một tuple
- Xóa bản ghi là việc xóa một hoặc nhiều bộ giá trị của bảng
3. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu
Bước 1: Khảo sát
Tìm hiểu các yêu cầu của công tác quản lý
Xác định và phân tích mối liên hệ các dữ liệu cần lưu trữ
Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác thông tin, đáp ứng các yêu cầu đặt ra
Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể khai thác, sử dụng
Bước 2: Thiết kế
Thiết kế cơ sở dữ liệu
Lựa chọn hệ quản trị để triển khai
Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng
Bước 3: Kiểm thử
Nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu
Tiến hành chạy thử các chương trình ứng dụng
Nội dung bài viết:
Bình luận