Quy trình vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn (Cập nhật 2024)

Ngày này, nhu cầu sử dụng sản phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn ngày càng nhiều. Trong quá trình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn thì sẽ cần vận chuyển các sản phẩm này, vì đây là hàng hóa dễ gây hại cho sức khỏe con người, nên pháp luật quy định rõ ràng về điều kiện, quy trình vận chuyển hàng hóa này. Bài viết này cung cấp thông tin về quy trình vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn.

ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp thông tin về quy trình vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn. Mời bạn tham khảo chi tiết về dịch vụ này.

Quy trình vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn
Quy trình vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn

1. Khái niệm

Hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn là hóa chất có chứa hoạt chất diệt côn trùng, diệt khuẩn ở dạng kỹ thuật dùng để gia công chế biến thành chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế (sau đây gọi tắt là hóa chất).

Chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn là sản phẩm có chứa hoạt chất diệt côn trùng, diệt khuẩn, có tên thương mại riêng và được sử dụng trực tiếp để diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế (sau đây gọi tắt là chế phẩm).

Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ y tế được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành theo Thông tư số 09/2018/TT-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018.

2. Quy trình vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn

2.1 Vận chuyển hóa chất chế phẩm

Nguyên tắc vận chuyển hóa chất, chế phẩm

  • Việc vận chuyển hóa chất, chế phẩm thuộc danh mục hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật về hóa chất, ngoài việc thực hiện quy định tại Nghị định này, phải tuân thủ quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm.
  • Không được vận chuyển các hóa chất, chế phẩm có khả năng phản ứng với nhau trên cùng một phương tiện.

Yêu cầu đối với bao bì, thùng chứa hoặc công-ten-nơ trong quá trình vận chuyển

Phải được bao gói phù hợp với từng loại hóa chất, chế phẩm theo đúng quy định. Cụ thể,

  • Chế phẩm khi lưu hành tại Việt Nam phải được đóng gói trong các bao bì đáp ứng các yêu cầu sau:
    • Chất lượng bao gói cần phải đủ độ bền chắc để có thể chịu được va chạm và chấn động bình thường trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới;
    • Bao gói phải kết cấu đủ kín để bảo đảm không làm rò rỉ chế phẩm trong quá trình vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;
    • Phía bên ngoài bao gói phải bảo đảm sạch và không dính một loại hóa chất nguy hiểm nào.
  • Các phần của bao gói có tiếp xúc với chế phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau:
    • Không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của chế phẩm đóng gói bên trong;
    • Không làm ảnh hưởng đến thành phần, tính năng và tác dụng của chế phẩm.
  • Khi đóng gói chế phẩm ở dạng lỏng phải để lại khoảng không gian cần thiết để bảo đảm bao gói không bị rò rỉ hay biến dạng vì sự tăng thể tích của các chất lỏng khi thay đổi nhiệt độ.
  • Bao gói bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như thủy tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa phải được chèn cố định với lớp bao gói bên ngoài bằng các loại vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp.
  • Bao gói các chất dễ bay hơi phải đủ kín để bảo đảm trong quá trình vận chuyển mức chất lỏng không xuống thấp dưới mức giới hạn.
  • Bao gói các chất lỏng phải có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển.
  • Bao gói dùng để chứa chế phẩm ở dạng lỏng đều phải thử độ rò rỉ trước khi xuất xưởng.
  • Bao gói chế phẩm ở dạng hạt hay bột phải đủ kín để tránh rơi lọt hoặc cần có các lớp đệm lót kín.

Phải được dán hình tượng biểu thị tính chất vật lý của hóa chất, chế phẩm. Kích thước của hình tượng biểu thị tính chất vật lý của hóa chất, chế phẩm là 100 mm x 100 mm đối với mỗi thùng đựng hóa chất, chế phẩm và dán trên công-ten-nơ là 250 mm x 250 mm.

Đối với hóa chất, chế phẩm thuộc danh mục hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật về hóa chất, phải được dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Kích thước của biểu trưng nguy hiểm là 100 mm x 100 mm đối với mỗi thùng đựng hóa chất, chế phẩm và dán trên công-ten-nơ là 250 mm x 250 mm. Phải có báo hiệu nguy hiểm ở vị trí phía dưới biểu trưng hàng nguy hiểm. Kích thước báo hiệu nguy hiểm là 300 mm x 500 mm.

Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển

  • Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với hóa chất, chế phẩm khi vận chuyển.
  • Có che phủ kín toàn bộ khu vực hóa chất, chế phẩm bảo đảm không thấm nước trong quá trình vận chuyển.
  • Kích thước của biểu trưng hàng nguy hiểm dán trên phương tiện là 500 mm x 500 mm.

Quy định về quá trình vận chuyển hóa chất, chế phẩm

Trong quá trình vận chuyển hóa chất, chế phẩm người điều khiển phương tiện vận chuyển phải di chuyển theo đúng lịch trình ghi trong hợp đồng hoặc giấy tờ khác có liên quan về vận chuyển giữa chủ phương tiện và chủ sở hữu hàng hóa.

Trường hợp xảy ra sự cố hóa chất trong quá trình vận chuyển, người điều khiển phương tiện, chủ hàng, chủ phương tiện phải áp dụng các biện pháp kịp thời để hạn chế hậu quả, khắc phục sự cố, đồng thời thông báo cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy, cơ quan, cơ sở có liên quan, chính quyền địa phương nơi gần nhất để phối hợp ứng phó và khắc phục sự cố.

3. Phạt vi phạm quy định về vận chuyển hóa chất trong sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi người vận chuyển không cử người áp tải khi vận chuyển hóa chất với khối lượng lớn hơn mức quy định.
  • Mức phạt tiền đối với hành vi thực hiện vận chuyển hóa chất nhưng người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, người áp tải, nhân viên xếp dỡ và thủ kho không đáp ứng yêu cầu về người tham gia vận chuyển hóa chất được quy định như sau:
    • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp với hóa chất vận chuyển theo quy định hiện hành về an toàn lao động cho người tham gia vận chuyển;
    • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người tham gia vận chuyển không có Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hóa chất nhưng phương tiện chứa hóa chất mới sản xuất hoặc thuộc loại sử dụng nhiều lần không được thử nghiệm, kiểm định trước khi đóng gói.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
    • Không thực hiện yêu cầu về đóng gói hóa chất theo quy định phân loại mức đóng gói mà đã đưa vào vận chuyển;
    • Không có Phương án ứng cứu khẩn cấp khi vận chuyển hóa chất với khối lượng lớn hơn khối lượng theo quy định.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nếu xảy ra tình trạng mất an toàn về môi trường đối với hành vi vi phạm.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo