Quy Trình Và Điều Kiện Góp Vốn Bằng Quyền Phát Triển Dự Án 2023

Quyền phát triển dự án là gì? Người góp vốn có thể sử dụng quyền phát triển dự án để góp vốn thành lập doanh nghiệp hay không? Mời quý khách theo dõi Quy trình và điều kiện góp vốn bằng quyền phát triển dự án để biết thêm chi tiết.

Quy Trình Và Điều Kiện Góp Vốn Bằng Quyền Phát Triển Dự Án
Quy Trình Và Điều Kiện Góp Vốn Bằng Quyền Phát Triển Dự Án

1. Quy định về góp vốn

Căn cứ theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014.

"Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập".

Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

2. Quyền phát triển dự án là gì?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 43/2016/TT-BTC định nghĩa:

Quyền phát triển dự án là quyền của Nhà đầu tư được thực hiện phát triển dự án theo quy định và pháp luật của Việt Nam sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho.

Vậy, quyền phát triển dự án có được xem là tài sản góp vốn được không?

Theo quy định tại Điều 45 Luật Đầu tư 2014:

“1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại Khoản 1, Điều 48 của Luật này;

b) Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

c) Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

d) Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).

2. Trường hợp chuyển nhượng dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Điều 33 của Luật này kèm theo hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư để điều chỉnh nhà đầu tư thực hiện dự án”.

Như vậy, quyền phát triển dự án là quyền có thể chuyển nhượng và được xem là tài sản.

Theo như quy định về tài sản góp vốn, điều kiện của tài sản góp vốn là tài sản và có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Như vậy, điều kiện để quyền phát triển dự án có thể trở thành tài sản góp vốn là:

  • Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 45 Luật Đầu tư 2014;
  • Có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

3. Quy trình góp vốn bằng quyền phát triển dự án

Để góp vốn bằng quyền phát triển dự án, tổ chức, cá nhân góp vốn cần thực hiện các bước sau:

Định giá tài sản là quyền phát triển dự án

Pháp luật về doanh nghiệp quy định, tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được định giá bởi thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp thẩm định giá và được thể hiện bằng Đồng Việt Nam.

Để góp vốn thành lập doanh nghiệp hay tăng vốn điều lệ doanh nghiệp bằng tài sản góp vốn là phần mềm, thì trước tiên cần thẩm định giá.

Những yêu cầu, điều kiện với thẩm định giá tài sản góp vốn là phần mềm bao gồm:

  • Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sang lập định giá theo nguyên tắt nhất trí hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá nhưng phải được đa số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
  • Trong trường hợp phần mềm được định giá cao hơn giá thực tế, thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế, đồng thời phải liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hai do cố ý định giá cao hơn thực tế.
  • Tài sản góp vốn khi doanh nghiệp đang hoạt động, việc định giá do Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá và kết quả do tổ chức định giá thực hiện phải do doanh nghiệp, người góp vốn chấp thuận.
  • Trong trường hợp tài sản được định giá cao hơn giá trị thực tế thì những đối tượng chấp nhận kết quả định giá phải liên đới góp thêm phần chênh lệch giữa giá cao hơn và giá thực tế, đồng thời liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu do cố ý định giá cao hơn giá thực tế.

Trường hợp doanh nghiệp cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng với giá trị thực tế sẽ bị phạt tiền từ 25 triệu đến 30 triệu đồng.

Chuyển quyền sở hữu tài sản

Các bên phải lập bộ chứng từ góp vốn tương ứng với đối tượng người góp vốn như sau:

Trường hợp người góp vốn là tổ chức, cá nhân không kinh doanh:

  • Biên bản chứng nhận góp vốn
  • Biên bản giao nhận tài sản.

Trường hợp người góp vốn là tổ chức, cá nhân kinh doanh:

  • Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh,
  • Hợp đồng liên doanh, liên kết;
  • Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật),
  • Kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Quy trình và điều kiện góp vốn bằng quyền phát triển dự án do ACC cung cấp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (348 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo