Quy Trình Và Điều Kiện Góp Vốn Bằng Công Sức Cập Nhật 2024

Khi bạn có ý định thành lập doanh nghiệp thì một trong những vấn đề bạn quan tâm là thủ tục, lệ phí thành lập, hình thức và điều quan trọng là vốn. Có một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc rằng: Góp vốn bằng công sức có được không? và quy trình và điều kiện góp vốn bằng công sức là gì?

ACC đơn vị chuyên pháp lý doanh nghiệp sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn về quy trình và điều kiện góp vốn bằng công sức. Mời các bạn tham khảo bài viết sau!

Quy Trình Và Điều Kiện Góp Vốn Bằng Công Sức
Quy Trình Và Điều Kiện Góp Vốn Bằng Công Sức

1. Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp 2014 (Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).

2. Khái niệm Góp vốn là gì?

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

3. Vốn điều lệ của công ty là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

4. Góp vốn bằng công việc để thành lập công ty liệu có được không?

Theo như Khoản 13, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 thì “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập”.

Và theo quy định tại Điều 35 Luật Doạn nghiệp 2014 thì những tài sản góp vốn được quy định như sau:

Điều 35. Tài sản góp vốn

  1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Và Khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam”.

Như vậy, đối với trường hợp góp vốn thành lập công ty bằng công sức thì vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên đối với loại loại tài sản góp vốn này, bạn cần lưu ý về định giá tài sản cần phải đưược các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Tóm lại, khi thực hiện góp vốn thành lập công ty bằng công sức thì các bên nên thỏa thuận bằng hợp đồng rõ ràng, phải có biên bản xác nhận góp vốn bằng công sức do người đại diện pháp luật ký để đảm bảo quyền lợi của bạn và cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp sau này (nếu có).

5. Khi định giá tài sản có những lưu ý gì? (Khoản 2, 3 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014)

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

6. Thời hạn góp vốn trong bao lâu?

  • Công ty TNHH Một thành viên: 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ký kinh doanh.
  • Công ty TNHH Hai thành viên trở lên: 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ký kinh doanh. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằnằng tài sản khác với loại đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.
  • Công ty cổ phần: 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ký kinh doanh, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Tức là chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải góp đủ và đảm bảo đủ ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân, vì chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với doanh nghiệp tư nhân mà mình thành lập.

7. Khách hàng cần làm gì khi sử dụng vụ thủ tục góp vốn bằng công sức của ACC?

Khi có nhu cầu dùng dịch vụ thủ tục góp vốn bằng công sức của ACC khách hàng sẽ được gọi điện thoại lắng nghe về nhu cầu của khách, tư vấn và báo giá dịch vụ.

Sau khi hai bên ký hợp đồng, chuyên viên của ACC sẽ liên hệ với khách hàng để soạn hồ sơ, đại diện khách hàng đi nộp và nhận kết quả ở các cơ quan ban ngành. Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin và giấy tờ mà không cần phải đi lại nhiều.

8. Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ thủ tục góp vốn bằng công sức của ACC?

  • Phí dịch vụ trọn gói và luôn đảm bảo ra kết quả cho khách hàng.
  • Thời gian làm dịch vụ nhanh chóng và đơn giản nhất:
  • Luôn có chuyên viên hỗ trợ, xuống cơ sở của khách hàng khảo sát, tư vấn, lấy hồ sơ để đảm bảo việc được cấp phép.
  • ACC tự hào có thể cung cấp dịch vụ trên khắp cả nước;

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (809 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo