Quy Trình Và Điều Kiện Góp Vốn Bằng Bí Mật Kinh Doanh

Vốn điều lệ là một trong những thành tố quan trọng tạo nên doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt thì phải đảm bảo nguồn vốn điều lệ của công ty. Pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam cho phép góp vốn bằng nhiều hình thức, không nhất thiết phải góp bằng tiền mà còn có thể góp bằng những loại tài sản khác hoặc quyền tài sản như quyền sở hữu công nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp cần phải lưu ý khi các thành viên góp vốn bằng bí mật kinh doanh. Vậy quy trình và điều kiện góp vốn bằng bí mật kinh doanh được quy định như thế nào thì hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Quy Trình Và Điều Kiện Góp Vốn Bằng Bí Mật Kinh Doanh
Quy Trình Và Điều Kiện Góp Vốn Bằng Bí Mật Kinh Doanh

1. Bí mật kinh doanh là gì?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh” (Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ).

Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 84, Luật Sở hữu trí tuệ:

Thứ nhất, không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.

Thứ hai, khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.

Thứ ba, được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Tuy nhiên, không phải cứ bí mật kinh doanh nào cũng là đối tượng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ, mà theo quy định tại Điều 85, Luật này thì các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:

  • Bí mật về nhân thân;
  • Bí mật về quản lý nhà nước;
  • Bí mật về quốc phòng, an ninh; thông tin;
  • Bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

 

 

2. Góp vốn thành lập doanh nghiệp

Góp vốn là việc cá nhân, tổ chức dùng tài sản để tạo thành vốn điều lệ của doanh nghiệp. tài sản góp vốn bao gồm các tài sản được quy định tài Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014:

Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Theo đó, cá nhân, tổ chức có quyền góp vốn bằng tài sản cố định vào doanh nghiệp. tuy nhiên trình tự thủ tục góp vốn bằng tài sản cố định có khác so với góp vốn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ.

3. Quy trình và điều kiện góp vốn bằng bí mật kinh doanh

Bước 1: Định giá tài sản

Khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định: “Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam”.

Có hai phương pháp định giá tài sản:

  • Các thành viên, cổ đông sáng lập tự định giá;
  • Tổ chức chuyên nghiệp định giá.

Nguyên tắc khi định giá tài sản góp vốn:

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ góp vốn bằng tài sản cố định

Hồ sơ góp vốn bằng tài sản cố định được chia làm hai loại phụ thuộc vào chủ thể góp vốn:

Trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn không kinh doanh:

Theo khoản 13 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn bằng tài sản vào công ty TNHH, công ty Cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn bao gồm:

  • Biên bản chứng nhận góp vốn;
  • Biên bản giao nhận tài sản.

Trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn kinh doanh:

Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì hồ sơ góp vốn bằng tài sản cố định phải có:

  • Biên bản góp vốn sản xuất kinhd doanh;
  • Hợp đồng liên doanh liên kết;
  • Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá tài sản của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật);
  • Hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

Bước 3: Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Thành viên góp vốn bằng tài sản của công ty TNHH, công ty hợp danh, cổ đông của công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014:

Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không chịu lệ phí trước bạ;

Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

Lưu ý:

Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.

Trên đây là những chia sẻ của ACC về quy trình và điều kiện góp vốn bằng bí mật kinh doanh. Nếu các bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1131 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo