Quy trình thanh lý tài sản (cập nhật 2023)

Thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp bị giải thể là thủ tục mà các doanh nghiệp quan tâm khi doanh nghiệp muốn CHẤM DỨT hoạt động. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách để xử lý tài sản khi giải thể cho doanh nghiệp mình. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Quy trình thanh lý tài sản mời bạn tham khảo!

13ee

Quy trình thanh lý tài sản (cập nhật 2023)

1. Khi nào doanh nghiệp bị giải thể

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

  1. Kết thúc thời hạnhoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  2. Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  3. Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 trong thời hạn06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  4. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Nghĩa vụ doanh nghiệp bị giải thể

Nghĩa vụ doanh nghiệp bị giải thể được quy định tại khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

3. Trình tự thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp bị giải thể

Bước 1: Đề nghị thanh lý tài sản

Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng, bộ phận quản lý tài sản sẽ làm đề nghị thanh lý tài sản gửi người có thẩm quyền (giám đốc công ty, giám đốc chi nhánh).

Đặc biệt, với những doanh nghiệp có vốn Nhà nước, cần tham khảo ý kiến chủ sở hữu thông qua đại diện tại doanh nghiệp; nếu là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, ý kiến thanh lý tài sản phải là của cơ quan được giao quản lý vốn Nhà nước: Bộ Tài chính; UBND tỉnh dưới hình thức bằng văn bản.

Bước 2: Quyết định thanh lý tài sản 

Người có thẩm quyền sẽ ra quyết định thanh lý tài sản cố định.

Bước 3: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản

Thành phần Hội đồng thanh lý tài sản của đơn vị thường sẽ bao gồm (nhưng không bắt buộc):

  • Người đứng đầu đơn vị (giám đốc): Chủ tịch Hội đồng;
  • Kế toán trưởng, kế toán tài sản;
  • Trưởng (hoặc phó) bộ phận phụ trách quản lý tài sản;
  • Nhân viên có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý.

Bước 4: Tiến hành định giá tài sản 

Để đánh giá chất lượng còn lại của tài sản, hội đồng thanh lý có thể dựa trên các yếu tố như: sổ theo dõi chế độ bảo hành, những hỏng hóc gặp phải trong quá trình sử dụng và số lần bảo trì, sửa chữa tài sản; mức độ tiêu hao nhiên liệu; và mức độ cần thiết của tài sản đó.

Dựa trên đánh giá chất lượng còn lại, Hội đồng thanh lý cần xác định giá trị còn lại của tài sản. Sau đó, lựa chọn hình thức thanh lý đối với từng loại tài sản.

Trường hợp việc xác định giá trị tài sản quá phức tạp, Hội đồng thanh lý không đủ khả năng hoặc thời gian để thực hiện thì có thể thuê tổ chức thẩm định giá tài sản thực hiện việc thẩm định giá tài sản.

Kết quả định giá phải được lập thành văn bản.

Bước 5: Ra quyết định lựa chọn hình thức xử lý tài sản

Những hình thức xử lý có thể là

  • Bán đấu giá tài sản.
  • Chỉ định người mua.
  • Thông báo bán công khai, tự tìm kiếm người mua.

Bước 6: Ký hợp đồng mua bán tài sản, xuất hóa đơn và làm các thủ tục đăng ký khác nếu có 

Ví dụ: Khi bán nhà xưởng thì phải làm thủ tục chuyển Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, khi bán xe ô tô thì cần làm thủ tục sang tên xe…

Bước 7: Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản

Hồ sơ thanh lý tài sản bao gồm biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản định giá tài sản, tập hợp các văn bản liên quan đến kết quả xử lý tài sản (hợp đồng, hóa đơn bán hàng ), thực hiện các bút toán kế toán có liên quan (ghi giảm giá trị tài sản, ghi tăng tài khoản tiền mặt, tiền ngân hàng …)

4. Hồ sơ thực hiện bán thanh lý tài sản của cơ quan hành chính nhà nước

Cơ quan hành chính nhà nước thực hiện bán thanh lý tài sản cần thực hiện 01 bộ hồ sơ để đề nghị thanh lý tài sản gồm những giấy tờ sau đây:

+ 01 bản chính văn bản đề nghị thanh lý tài sản công: trong văn bản cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công nêu rõ những vấn đề về trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản; dự kiến nếu xác định việc sửa chữa không hiệu quả thì dự toán chi phí sửa chữa tài sản là bao nhiêu.

+ 01 bản chính văn bản đề nghị thanh lý tài sản công: do cơ quan quản lý cấp trên lập, nếu có.

+ 01 bản chính danh mục tài sản đề nghị thanh lý: trong đó cần liệt kê loại tài sản, số lượng, giá ban đầu lúc mua, tình trạng của tài sản và giá trị còn lại theo sổ kế toán, lý do thanh lý.

+ 01 bản sao văn bản ghi nhận ý kiến của cơ quan chuyên môn về tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa đối với tài sản là nhà và các công trình xây dựng khác chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng còn có thể sửa chữa được.

+ 01 bản sao các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản trong từng trường hợp cụ thể.

5. Công ty luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về Quy trình thanh lý tài sản của chúng tôi cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Quy trình thanh lý tài sản thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo