Quy trình mua bán công ty có bao nhiêu bước? [Chi tiết 2024]

Khi thực hiện một việc gì đó, chúng ta đều thực hiện các việc được sắp xếp trước sau - người ta hay gọi đó là quy trình, vậy nên việc mua bán công ty cũng không ngoại lệ. Vậy thì quy trình mua bán công ty được quy định như thế nào? Quy trình mua bán công ty có bao nhiêu bước? Những bước đó được quy định như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây mà ACC chia sẻ để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.

Mua Ban Doanh Nghiep

quy trình mua bán công ty

1. Khái niệm mua bán doanh nghiệp 

Ở Việt Nam, thuật ngữ “mua bán doanh nghiệp” được đề cập chủ yếu trong các văn bản: Luật Doanh nghiệp năm 2014 trước kia (Hiện nay, đang áp dụng uật doanh nghiệp năm 2020), Luật Cạnh tranh năm 2018, Nghị định số 128/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 128/2014 NĐ-CP).

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã đề cập đến khái niệm “bán doanh nghiệp” khi quy định về quyền được bán doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp tư nhân (khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 chỉ dừng lại ở việc gọi tên hiện tượng mà chưa có bất cứ định nghĩa cụ thể nào về bán doanh nghiệp.

Trong luật doanh nghiệp năm 2020 thì vấn đề "bán doanh nghiệp" được quy định tại điều 192 với nội dung:

Điều 192. Bán doanh nghiệp tư nhân

  1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
  2. Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
  3. Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
  4. Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.

Như vậy, một lần nữa luật doanh nghiệp của Việt Nam chưa xử lý vấn đề này một cách cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế việc mua bán doanh nghiệp vẫn diễn ra với các loại hình công ty khác nhau thông qua hình thức chuyển nhượng vốn (đối với công ty TNHH) và chuyển nhượng cổ phần đối với Công ty cổ phần. Việc chưa có quy định cụ thể một chế định về mua bán doanh nghiệp có thể làm phát sinh nhiều hệ lụy pháp lý liên quan đến thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trước, trong và sau quá trình mua bán.

Nghị định số 128/2014/NĐ-CP cũng đã đề cập đến khái niệm bán doanh nghiệp với bản chất là “việc chuyển đổi sở hữu toàn bộ một doanh nghiệp hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc cho tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác có thu tiền”. Khái niệm “bán doanh nghiệp” theo quy định tại Nghị định này được tiếp cận tương đối hẹp khi chỉ điều chỉnh việc mua bán các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Chính vì vậy, việc mua bán các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không được đặt ra ở văn bản này.

Một cách tiếp cận khác về mua bán doanh nghiệp cũng đã được đề cập trong Luật Cạnh tranh năm 2018 tại khoản 4 Điều 29, theo đó:

"mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tàỉ sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại".

2. Tại sao phải thực hiện mua bán công ty?

Mua bán công ty là một hoạt động thường xuyên ở Việt Nam. Sở dĩ, có rất nhiều công ty phải thực hiện bán hoặc mua lại công ty là bởi vì:

+ Đối với công ty bán

Đối với những người bán, có rất nhiều lý do họ mong muốn bán lại công ty của mình cho người khác:

  • Sau một thời gian hoạt động, chủ doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình vì thiếu vốn đầu tư, thiếu nhân sự, thiếu định hướng kinh doanh. Họ gặp rất nhiều rắc rối liên quan đến thuế khóa, họ không đủ chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh của mình.
  • Rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tốt nhưng vẫn sẳn sàng bán lại công ty của mình bởi vì họ muốn tìm kiếm những thử thách mới, mong muốn được tập trung vào các hoạt động kinh doanh khác hoặc do công ty đã đến ngưỡng bão hòa, và họ hi vọng người chủ mới sẽ làm tốt hơn giai đoạn hiện tại.

+ Đối với công ty mua

Những người mua công ty bởi vì:

  • Những người này họ có vốn, muốn thành lập công ty nhưng ngại vì những khoảng phí phải bỏ ra khi thành lập công ty, họ muốn tiết kiệm chi phí bằng việc mua lại công ty của người khác. Khi mua lại công ty, đồng nghĩa với việc mua lại những tài sản mà công ty đã sẳn có, từ đó có thể giúp người mua công ty giảm được chi phí khi phải sắm sửa những tài sản mới.
  • Doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, muốn nhân rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cách mua lại một công ty khác để mở rộng chi nhánh kinh doanh.

3. Khi nào cần mua bán công ty?

Thời điểm thích hợp nhất để mua bán công ty là khi:

+ Bạn đang có vốn để kinh doanh, mong muốn tham gia vào một hoạt động kinh doanh trên phạm vi một doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp muốn mở rộng chi nhánh kinh doanh ở một không gian cụ thể, có thể cùng ngành hoặc khác ngành nên có ý muốn mua lại một công ty khác để mở rộng hoạt động kinh doanh ra một không gian khác.

4. Quy trình mua bán doanh nghiệp

Các bước trong quy trình mua bán doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành:

Bước 1: Lập kế hoạch và đàm phán ban đầu

Sau khi tìm được công ty có thể đáp ứng các tiêu chí đã nêu, người mua có thể trao đổi thêm thông tin, thương lượng với người bán, lập kế hoạch và đưa ra đề nghị với người bán. Người bán vạch ra một số điều khoản cơ bản như giá cả, quyền và nghĩa vụ của hai bên bằng cách soạn thảo thư, .. trước khi thương lượng và hoàn thiện mọi thủ tục.

Bước 2: Báo cáo thẩm định

Sau đánh giá sơ bộ nêu trên, người mua sẽ thuê các cố vấn pháp lý và tài chính để thực hiện đánh giá chuyên sâu về hoạt động của công ty mục tiêu.

Khi tiến hành thẩm định nghiệp vụ, bên mua sẽ được tiếp cận với nhiều tài liệu nội bộ của bên bán, do đó, trước khi tiến hành thẩm định, hai bên sẽ ký thỏa thuận nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho hoạt động kinh doanh của bên bán và dữ liệu nội bộ trong trường hợp mà người mua không có ý định mua, tránh việc người mua sử dụng dữ liệu nội bộ của người bán để phá hủy lợi nhuận thông qua đánh giá.

Đánh giá thường được chia thành hai phần:

  • Thẩm định tài chính: tập trung kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, luân chuyển vốn, cho vay, ổn định dòng tiền (có tính đến chu kỳ kinh doanh), kiểm tra khấu hao tài sản và khả năng thu hồi nợ, ..

  • Thẩm định pháp lý: tập trung đánh giá tổng thể và chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan đến tư cách pháp nhân, phần vốn góp và tư cách cổ đông, mục tiêu chủ thể, quyền và nghĩa vụ pháp lý về tài sản, lao động, dự án, v.v.

Kết quả của báo cáo thẩm định đóng một vai trò rất quan trọng đối với người mua trong việc lập kế hoạch và hiểu được kết quả hoạt động chung của hoạt động kinh doanh mà họ dự định mua lại. Trên thực tế, đây là bước quyết định có tiến hành một giao dịch mua và bán hay không.

Bước 3: Đánh giá

Trên thực tế, đàm phán giá là một giai đoạn thường có nhiều mâu thuẫn, người bán có xu hướng đưa ra mức giá quá cao và người mua đề nghị mua với giá thấp hơn. Do đó, các bên phải thuê một cơ quan thẩm định giá chuyên nghiệp để định giá công ty, bởi vì giá trị công ty không chỉ được xác định bởi nguồn vốn hiện có, việc định giá công ty còn có thể dựa trên các yếu tố khác, chẳng hạn như bí mật kinh doanh, công nghệ, quyền sở hữu của tài sản vô hình, v.v.

Bước 4: Đàm phán và ký kết hợp đồng M&A

Sau khi thống nhất các bước trên, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng M&A ghi nhận các cam kết của tất cả các bên tham gia giao dịch, cần đề cập đến cả trình độ pháp lý và cơ chế, điều phối và phối hợp các yếu tố liên quan khác của M&A các giao dịch, chẳng hạn như tài chính, lao động, quản lý, phát triển thị trường, v.v. Nói cách khác, hợp đồng M&A cần được điều chỉnh để trở thành công cụ bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia giao dịch cho đến giai đoạn hậu sáp nhập.

Sau khi thỏa thuận xong, các bên tiến hành thủ tục pháp lý chính thức để ghi nhận việc chuyển nhượng từ người bán sang người mua, đặc biệt đối với loại tài sản phải đăng ký quyền với cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết và cụ thể về quy trình mua bán công ty. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc cần được giải đáp liên quan đến quy trình mua bán công ty hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (608 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo